Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Người đàn ông nhập viện cấp cứu vì uống 15 viên thuốc sốt rét để phòng Covid-19

Người đàn ông nhập viện cấp cứu vì uống 15 viên thuốc sốt rét để phòng Covid-19
Người đàn ông có biểu hiện nôn nhiều, mờ mắt, suy hô hấp, tụt huyết áp… sau khi uống 15 viên thuốc điều trị sốt rét để phòng chống Covid-19.

VietNamNet dẫn lời bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bạch Mai xác nhận, trung tâm từng tiếp nhận một trường hợp ngộ độc thuốc điều trị sốt rét chloroquine. Đây là trường hợp đầu tiên ngộ độc thuốc sốt rét được ghi nhận tại Việt Nam.

Theo đó, nam bệnh nhân 44 tuổi đã uống khoảng 15 viên thuốc điều trị sốt rét để "phòng bệnh Covid-19" do nghe lời đồn.

Người đàn ông nhập viện cấp cứu vì uống 15 viên thuốc sốt rét để phòng Covid-19
Chloroquine là loại thuốc bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng. Ảnh: VietNamNet

Sau khi uống 15 viên, ông có biểu hiện nôn nhiều, mờ mắt, suy hô hấp, tụt huyết áp... được đưa đi cấp cứu tại một bệnh viện. Bác sĩ tại đây đã rửa dạ dày, cho dùng than hoạt tính, thở máy.

Tiếp đó bệnh nhân được chuyển lên Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) ngày 9/3 điều trị tiếp.

Trước đó, bệnh nhân đã mua 100 viên thuốc chloroquine về tích trữ để dùng cho bản thân và gia đình.

Thời gian gần đây, nhiều chuyên gia y tế tại Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo về việc người dân mua tích trữ thuốc trị sốt rét. PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cảnh báo về tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc sốt rét (hoạt chất chloroquine và hydroxychloroquine). Theo đó, hydroxycloroquin/cloroquin từ trước đến nay thường được biết đến và sử dụng trong điều trị các bệnh lý sốt rét, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh hệ thống như lupus ban đỏ... Hydroxycloroquin là Cloroquin có gắn thêm nhóm (–OH) để giảm các phụ so với Cloroquin thông thường nhưng thuốc có rất nhiều tác dụng phụ.

"Mắt có thể bị phù, teo điểm vàng, rối loạn màu sắc, mất phản xạ hố võng mạc; ảnh hưởng đến thị trường mắt dẫn đến khó nhìn, khó đọc, sợ ánh sáng. Những tổn thương này có thể xảy ra ngay cả khi đã ngừng dùng thuốc. Nó cũng gây ra các rối loạn tạo máu khác nhau như thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu, tan máu ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD. Trong đó tác dụng phụ với tim mạch là nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến xoắn đỉnh, rung thất và đột tử" - PGS Hiếu cảnh báo.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.43179 sec| 635.219 kb