Mamareen là một trong số đó. Vì Mamareen đã mất chồng trong chiến tranh nên gia đình cô không có người trụ cột. Khi xảy ra hạn hán, cô bị mất nhà và phải bỏ đi để sống trong một trại tị nạn bên ngoài Herat. Hạn hán kéo dài, cô phải dứt ruột bán đi đứa con gái chỉ mới 6 tuổi để đổi lấy tiền, kiếm thức ăn cho cả nhà.
Theo đó, sau khi bán đứa con 6 tuổi tên là Akila cho một người đàn ông tên là Najmuddin với giá 3.000 USD, thế nhưng đến nay Mamareen mới chỉ nhận được 70 USD.
Chị kể ‘’Tôi cùng 3 đứa con bỏ làng đi vì hạn hán quá khắc nghiệt. Tôi đến đây với suy nghĩ rằng sẽ được trợ giúp, nhưng lại chẳng nhận được gì. Để các con khỏi chết đói, tôi mang con gái của mình cho một người đàn ông để đổi lấy 3.000 USD, nhưng tới giờ mới chỉ lấy được 70 USD. Tôi không có tiền, thức ăn hay trụ cột gia đình, chồng tôi đã mất rồi”.
Khi được hỏi liệu Akila có biết về số phận của mình hay không, Mamareen nói rằng cô bé không biết đã bị bán.
“Làm sao mà con bé biết được? Nó chỉ là một đứa trẻ. Nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Dù buồn hay vui, con bé vẫn sẽ phải đi. Làm gì có ai bán đi một phần trái tim trừ khi họ buộc phải làm thế?”, người mẹ nghèo khổ giãi bày.
Sau khi câu chuyện trên được nhiều người biết, phóng viên kênh CNN cũng đã đến thăm NajmuddinAkila, người hứa sẽ gả cô bé cho con trai Sher Agha 10 tuổi. Người đàn ông mang tiếng giàu có trong trại tị nạn này cho biết việc mua bán chỉ giống như một hành động từ thiện: “Gia đình con bé không có gì để ăn. Họ bị đói. Tôi biết tôi cũng nghèo, nhưng tôi chắc chắn có thể trả tiền dần dần… trong 2-3 năm”.
Một phần cuộc mua bán này là do truyền thống văn hóa của Afghanistan, nơi mà các bé gái từ lâu đã được giao dịch để đổi lấy của hồi môn hơn là được hỏi ý kiến. Vì vậy, ông NajmuddinAkila nhận định những chuyện như thế này diễn ra thường xuyên ở đây. Thậm chí có một ông già đã kết hôn với thiếu nữ.
Theo Liên Hợp Quốc, đợt khô hạn năm nay khiến số người phải di dời chỗ ở tăng cao hơn cả số người rời đi vì tình trạng bạo lực nghiêm trọng tại nước này.
Liên Hợp Quốc ước tính trận hạn hán làm hơn 275.000 người phải chuyển đi nơi khác, gồm 84.000 người trong thành phố Herat và 182.000 người tại khu vực Badghis.
Thời tiết tàn khốc đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên nhiên và cuộc sống của những người dân Afghanistan, nơi vốn đã khó khăn vì chiến tranh kéo dài hàng chục năm biến nền kinh tế và xã hội thành tro tàn.
P.L (TH)