Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6
Trái ngược hẳn với không khí vui tươi của trẻ em vào dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6, lịch sử ra đời của ngày lễ này lại vô cùng đau thương.

Lịch sử ra đời

Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, quân phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, phát xít Đức đã tàn sát 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6
Tưởng niệm các bé thiếu nhi bị tàn sát bởi phát xít Đức sau thế chiến thứ 2.

Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, rồi phóng hỏa.

Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về thiếu nhi, đòi giảm ngân sách để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi.

Trên thực tế, ngày 1/6 phần lớn chỉ được kỷ niệm ở vài chục nước theo chế độ Chủ nghĩa trước đây. Việt Nam thuộc khối Xã hội chủ nghĩa, đã chọn ngày 1/6 làm ngày Quốc tế thiếu nhi. Trung Quốc và Liên Xô cũ cũng chọn ngày này hàng năm để kỷ niệm về trẻ thơ cũng như tổ chức các chương trình bảo vệ quyền trẻ em.

Ngày Quốc tế thiếu nhi trên thế giới

Năm 1954, nhằm khuyến khích các nước ghi nhớ về trẻ em và bảo vệ quyền lợi trẻ em, Liên Hợp Quốc đã đề xuất Ngày Thiếu nhi Thế giới tổ chức vào ngày 20/11 mỗi năm.

Cũng chính vào ngày này, nhiều sự kiện quan trọng về trẻ em trên thế giới đã diễn ra: Tuyên bố về quyền trẻ em (1959), Công ước về quyền trẻ em cũng được ký kết vào ngày này (1989), có hơn 191 nước phê chuẩn. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á, thứ hai của thế giới ký vào Công ước này.

Mặc dù đề nghị ngày 20/11, nhưng Liên Hợp Quốc lại để cho các quốc gia thành viên có thể tổ chức ngày Thiếu nhi của riêng nước mình vào các ngày tự chọn khác nhau. Và một số nước đã kỷ niệm chính ngày 20/11 ở chính quốc như: Canada, Úc, Parkistan, Ai Cập…

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á ký vào Công ước về quyền trẻ em.

Ngày Quốc tế thiếu nhi ở Việt Nam

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em - Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.

Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước.

Ngày 1/6 ở Việt Nam cũng là một ngày lễ quan trọng, một ngày hội của thiếu nhi cả nước. Tuy nhiên, trên thế giới, nhiều quốc gia tổ chức ngày trẻ em vào những ngày khác nhau thay vì 1/6.

Ngày Trẻ Em ở Australia là ngày thứ Tư tuần cuối cùng của tháng 10. Ở Brazil là ngày 12/10, ngày hội cho thiếu nhi rơi vào ngày Đức Mẹ Aparecida, ngày nghỉ toàn quốc tại Brazil. Mỹ không có ngày thiếu nhi riêng mà gộp chung vào Ngày của mẹ, Ngày của cha.

Ở Nhật, Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày nghỉ toàn quốc, hay còn gọi là “Kodomo no Hi” được tổ chức vào ngày 5/5.

Ngày trẻ em ở Ấn Độ là ngày 14/11, mừng sinh nhật nhà lãnh đạo Jawaharlal Nehru (thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ).

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.50013 sec| 646.367 kb