Sau khi nghiên cứu, nhà điều tra Milne cho rằng, đây là những hình ảnh “rõ ràng, đáng tin”. Hình ảnh cho thấy điểm hạ cánh cuối cùng của MH370 là ở Campuchia, với ứng dụng Google Earth xác nhận MH370 nằm ở một góc dốc "45 độ" ở vùng núi.
Điều tra viên Milne - người sáng lập công ty kỹ thuật quân sự Unicorn Aerospace - cho biết những cái bẫy mới nhất là lý do để Google cần phải sớm giải thích về hình ảnh gây nghi ngờ này.
Ông Milne nói với Daily Star Online: " Phát hiện độc lập, ba chiều này của Betts càng nhấn mạnh nghĩa vụ pháp lý mà Google Maps cần phải làm vì cộng đồng toàn cầu để giải thích chi tiết nguồn gốc của hình ảnh vệ hàng không vũ trụ Campuchia, bao gồm thời gian ngày giờ chính xác. "
Nhà sản xuất video Wilson cho biết ông đã nhận thức được những hình ảnh mới là động lực để ông thực hiện chuyến tìm kiếm MH370 bằng việc đi bộ trong rừng rậm Campuchia. Ông Wilson đã lên kế hoạch thực hiện chuyến đi này vào đầu tháng Mười tới.
Tuần trước, cuộc tìm kiếm MH370 bằng trực thăng đầu tiên ở khu vực tây bắc thủ đô Phnom Penh, Campuchia đã kết thúc mà không thu được kết quả gì. Những người tài trợ cho nỗ lực tìm kiếm này, gồm chuyên gia tư vấn hàng không Zorba Parer, chủ doanh nghiệp địa phương Nara Kang và nhà báo Michael Carr đã buộc phải ra về tay trắng, dù rất thèm khát phần thưởng trị giá tới 70 triệu USD nếu tìm thấy xác máy bay mất tích.
Ông Parer, người từng làm việc cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), đã lên tiếng bác bỏ những tuyên bố cho rằng vùng rừng nghi có xác MH370 là nơi không có người cư trú.
Trên trang cá nhân, ông Parer viết: "Trái với tuyên bố của Google Earth, vùng núi ấy không phải khu vực bỏ hoang. Chúng tôi đã nhìn thấy các ngôi nhà trong các thung lũng. Đa phần cư dân ở đây là nông dân nghèo và nếu xảy ra một vụ rơi máy bay, mọi mảnh sắt chắc chắn sẽ bị lấy hoặc bán đi. Chúng tôi có thể kết luận là, bất kỳ hành động nào như vậy đều xảy ra ngay lập tức, chẳng hạn như việc thu thập các thi thể hoặc mảnh kim loại để đem bán".
Vũ An (TH)