Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Nhiều Bộ vào cuộc xử lý ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch

Nhiều Bộ vào cuộc xử lý ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch
Thủ tướng Chính phủ vừa trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội về xử lý ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Tô Lịch.

Nhiều giải pháp quyết liệt

Chủ động đẩy nhanh việc triển khai các đề án lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; hướng dẫn và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương thực hiện việc điều tra, đánh giá, phân loại và xử lý nguồn thải gây ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông; chỉ đạo thực hiện thống nhất, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp được giao.

Thủ tướng Chính phủ vừa trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội về xử lý ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Tô Lịch.

Nhiều Bộ vào cuộc xử lý ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch
Rất nhiều rác thải đổ xuống sông Tô Lịch mỗi ngày.

Cụ thể, nhiều năm qua, hoạt động kinh tế - trên các lưu vực sông lớn hoặc cửa sông ven biển nói chung, lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nói riêng đã và đang diễn ra mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lượng lớn người lao động. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường trên sông Tô Lịch, lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nói riêng, các lưu vực sông lớn, cửa sông ven biển nói chung đang ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu do nước thải sinh hoạt của nhân dân ở các quận nội thành Hà Nội đổ vào sông Tô Lịch và từ đó chảy vào sông Nhuệ. Ngoài ra, sông Nhuệ còn là nơi tiếp nhận nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề chưa qua xử lý; tình trạng đổ phế thải, rác thải xuống các sông chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Trước thực trạng trên, ngay từ những năm 2000, Chính phủ đã chỉ đạo bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và 5 UBND tỉnh, thành phố trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy thực hiện quyết liệt các kế hoạch, chương trình của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các đề án tổng thể bảo vệ môi trường (BVMT) lưu vực sông.

đã đạt được là hệ thống chính sách, pháp luật để BVMT nói chung, môi trường nước nói riêng đến nay đã và đang tiếp tục được hoàn thiện, là căn cứ pháp lý quan trọng để thúc đẩy các hoạt động BVMT ở các lưu vực sông nói chung, sông Nhuệ - sông Đáy nói riêng. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn thải trên phạm vi cả nước (Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 26/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ); phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016 – 2020 (Quyết định số 807/QĐ-TTg ngày 3/7/2018), trong đó có nội dung đầu tư xây dựng 3 dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn từ các đô thị loại IV trở lên, xả trực tiếp ra 03 lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai.

Để triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về BVMT nước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có liên quan và 05/05 tỉnh, thành phố có lưu vực sông Nhuệ - Đáy thực hiện quyết liệt các kế hoạch, chương trình của Chính phủ, đặc biệt là các đề án tổng thể BVMT lưu vực sông. Hiện nay, nhiều hoạt động, nhiều việc đã hoàn thành, trong đó, 05/05 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã phê duyệt Kế hoạch và thành lập Ban chỉ đạo triển khai Đề án BVMT lưu vực sông tại địa bàn của từng tỉnh.

Với trách nhiệm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục hoàn thiện và vận hành Cổng thông tin môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy (tên miền: http://lvsnhue.cem.gov.vn), giao Tổng cục Môi trường tiếp tục triển khai Chương trình quan trắc môi trường nước tại 42 điểm trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Bộ Xây dựng đã chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn triển khai Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030.

Bộ Giao thông Vận tải tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong giao thông thủy nội địa và hàng hải, thực hiện các dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa, luồng hàng hải và khu neo đậu tránh trú bão tại lưu vực sông.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các dự án đầu tư theo lộ trình tại Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 10/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ. Các Bộ, ngành khác (như: Bộ Y tế, Công Thương, Công an…) đã tiến hành xây dựng các nhiệm vụ chuyên ngành lồng ghép với công tác BVMT.

Các tỉnh, thành phố có lưu vực sông nêu trên đã và đang tập trung cho công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn nước thải ra lưu vực sông. Nhiều công trình, dự án (gồm dự án xử lý chất thải rắn, các dự án xử lý nước thải và các dự án khác) được đầu tư xây dựng hoặc triển khai thực hiện đồng bộ với tổng số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên lưu vực sông cũng đã chủ động triển khai các dự án cải tạo, nạo vét, khai thông dòng chảy và vệ sinh môi trường nước, nâng cấp các hệ thống bơm tiêu thoát nước, đồng thời phối hợp giải quyết một số vấn đề liên địa phương.

Tại Hà Nội, UBND thành phố đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút được nhiều nguồn vốn cho các dự án xử lý ô nhiễm; đã cho khởi công dự án xây dựng các nhà máy xử lý nước thải: Yên Xá với công suất 270.000 m3/ngày đêm, Hồ Tây giai đoạn 2 với công suất 70.000 m3/ngày đêm, Phú Đô với công suất 80.000 m3/ngày đêm,…. Trong đó, Dự án nhà máy nước thải Yên Xá có tổng số vốn gần 19.000 tỷ đồng, thiết kế hệ thống thu gom, cống bao, hệ thống cống đấu nối (dọc hai bờ sông Tô Lịch và sông Lừ) và một phần sông Nhuệ với tổng chiều dài cống các loại khoảng 52 km, thu gom nước thải từ các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì với diện tích khoảng 4.874 ha, nhằm khắc phục ô nhiễm nước trên sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ.

Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các bộ, ngành có liên quan và ủy ban BVMT các lưu vực sông đã tích cực chỉ đạo, tăng cường giám sát, tổ chức điều tra nguồn thải để quản lý, kiểm soát và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải trên lưu vực sông. Hiện nay, qua điều tra, trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy có khoảng 2.521 nguồn thải, trong đó, 1.672 nguồn thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh; 126 nguồn thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 137 nguồn thải từ các cơ sở y tế (), 586 làng nghề. Nước thải sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 83,9% toàn vùng; nước thải khu/cụm công nghiệp khoảng 4,51%; nước thải làng nghề khoảng 10,83%; nước thải y tế 0,76%.

Trong điều kiện nguồn kinh phí cho công tác đầu tư, xử lý nước thải đô thị trên các lưu vực sông nói chung, sông Nhuệ - sông Đáy nói riêng còn khó khăn; cơ chế tài chính đặc thù chưa được xây dựng; việc triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật môi trường đã được các địa phương quan tâm đầu tư nhưng tiến độ còn chậm; công tác quản lý, kiểm soát các nguồn thải và giải quyết các vấn đề môi trường nước liên vùng chưa kịp thời, hiệu quả; ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của một số doanh nghiệp còn hạn chế; vai trò của cộng đồng chưa được phát huy mạnh mẽ, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương lưu vực sông đã chỉ đạo triển khai quyết liệt nhiều nhiệm vụ, biện pháp để khắc phục, ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông nói chung, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Tô Lịch nói riêng. Nhưng, chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô lịch mới chỉ đang từng bước được cải thiện.

Tập trung triển khai thực hiện bài bản, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao

Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, với rất nhiều dự án phải tập trung xử lý, giải quyết và chỉ đạo thực hiện, việc xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại các lưu vực sông nói chung, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Tô Lịch nói riêng là một thách thức lớn; giải pháp thực hiện phải được tính toán căn cơ, bài bản. Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Khoa học và , Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, UBND 5 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy và các bộ, ngành khác có liên quan trên cơ sở các nhiệm vụ được giao tập trung triển khai thực hiện bài bản, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, nhất là các nhiệm vụ thường xuyên, như: kiểm soát chặt chẽ các nguồn nước thải xả vào lưu vực sông; tăng cường kiểm tra, giám sát và thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm; xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,…

Chủ động đẩy nhanh việc triển khai các đề án lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; hướng dẫn và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương thực hiện việc điều tra, đánh giá, phân loại và xử lý nguồn thải gây ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông; chỉ đạo thực hiện thống nhất, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp được giao; chủ động và tích cực đẩy mạnh xã hội hóa thu hút nguồn lực; tăng cường xúc tiến đa dạng hóa các nguồn đầu tư để triển khai nhiệm vụ, dự án, chương trình đầu tư xử lý nước thải, trước mắt tập trung tại các đô thị lớn, các lưu vực sông theo lộ trình hợp lý, trong đó ưu tiên cải tạo, phục hồi môi trường cho những đoạn sông, kênh, rạch bị ô nhiễm nghiêm trọng...

Tiếp tục triển khai các giải pháp tổng thể, lâu dài BVMT nước lưu vực sông, gồm: Rà soát, nghiên cứu, đánh giá vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVMT nói chung, môi trường nước lưu vực sông nói riêng bảo đảm hiệu quả, khả thi; nghiên cứu, kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về cơ chế tài chính để tổ chức thực hiện thành công các chương trình, dự án, nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến nhiệm vụ BVMT lưu vực sông; kiện toàn tổ chức và hoạt động của các ủy ban BVMT lưu vực sông và các Ban chỉ đạo tại địa phương, tăng cường công tác phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh; quản lý môi trường tại các khu vực giáp ranh.

Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn, đặc biệt là các trạm quan trắc môi trường nước tự động, kết hợp với các trạm quan trắc do Trung ương đầu tư, tăng cường năng lực, cơ sở vật chất cho công tác quan trắc, phân tích, giám sát môi trường; tiếp tục thực hiện việc rà soát, lập danh sách, công bố và lên kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường mới  phát sinh.

Đồng thời, triển khai Đề án đánh giá sức chịu tải/khả năng tiếp nhận nước thải của lưu vực sông phục vụ quy hoạch BVMT lưu vực sông. Triển khai Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp trên lưu vực sông và Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên lưu vực sông; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, sự chung tay của cả hệ thống chính trị đối với công tác BVMT nói chung, BVMT tại các sông và lưu vực sông nói riêng.

Dương Thu

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.25973 sec| 678.328 kb