Liên quan đến vụ nhóm hiệp sĩ bị băng nhóm trộm cướp đâm chết gây rúng động, Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó giám đốc Công an TP.HCM cho biết ngay khi nhận được tin báo, thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM, chủ trì cuộc họp gồm các phòng ban nghiệp vụ, công an các quận huyện tham gia trực tiếp như: quận 3, quận Tân Phú, quận 12, quận 10, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, quận Gò Vấp, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh.
Cuộc họp tiến hành triển khai sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, rà soát các đối tượng, điều tra truy xét.
Theo thượng tá Nguyễn Đăng Nam, bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến 9h sáng 14/5 (sau hơn 12 giờ gây án) thì công an phát hiện đối tượng Nguyễn Hoàng Châu Phú và đưa về cơ quan cảnh sát điều tra để làm việc.
Tuy nhiên, Phú luôn "cứng đầu" vòng vo cho rằng không biết chuyện gì.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ khác, các trinh sát đã phát hiện nghi can thứ hai là Nguyễn Tấn Tài đang lẩn trốn tại một căn nhà trên địa bàn phường 9, quận Gò Vấp. Ngửi được mùi bị vây bắt, ban đầu Tài "Mụn’ cố thủ bên trong. Một thời gian sau, Tài "Mụn" leo lên mái nhà định bỏ trốn và bị các trinh sát vây bắt thành công khoảng 23h đêm 15/5.
Đến nay cơ quan công an đã thu giữ được một số vật chứng của vụ án bao gồm: chiếc xe gắn Exciter, 1 chiếc quần sooc, 1 điện thoại và 1 con dao.
Sau khi gây án, Phú đã lái xe Exciter chở Tài tẩu thoát, cho đến sáng ngày 14-5 thì Phú bị cơ quan điều tra triệu tập Phú làm việc.
Căn cứ kết quả điều tra, thu thập chứng cứ, Cảnh sát điều tra tiến hành khám xét khẩn cấp đối với Tài và Phú. Kết quả, thu được một xe Exciter mà cả hai dùng làm phương tiện gây án, một chiếc quần mặc khi gây án, một điện thoại di động và một một cây dao.
Đánh giá về hành vi của nhóm đối tượng sát hại nhóm hiệp sĩ Tân Bình, luật sư Lê Văn Kiên cho rằng, đây là vụ án đặc biệt thương tâm, các nghi phạm Tài và Phúc đã phạm vào hàng loạt tình tiết tăng nặng của tội giết người như: “Giết 2 người trở lên”, “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” và “Có tính chất côn đồ”.
“Với các tình tiết trên, nghi phạm sẽ đối mặt với hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Vụ án trên làm tôi nhớ tới vụ trọng án ở Thạch Thất, Hà Nội hồi năm 2012 do Nguyễn Văn Kỳ (47 tuổi, ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất) gây ra.
Khi đó, Kỳ đột nhập vào nhà dân trộm cắp nhưng khi bị chủ nhà phát hiện, vây bắt, Kỳ đã rút dao đâm 2 người chết, 2 người bị thương để tẩu thoát. Với hành vi gây ra, Kỳ bị tuyên án tử hình về tội giết người và cướp tài sản.
Dù hai vụ án khác nhau nhưng hành động chống trả của Kỳ và nhóm Tài, Phú với người vây bắt thể hiện sự côn đồ, máu lạnh, không còn tính người”, luật sư Lê Văn Kiên nói.
Tú An (TH)