Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Những điều hạn chế và giúp trẻ có thể tự cứu mình trong trường hợp bị người lớn bỏ quên trong ôtô?

Những điều hạn chế và giúp trẻ có thể tự cứu mình trong trường hợp bị người lớn bỏ quên trong ôtô?
Việc bỏ quên trẻ em hay ngủ quên trên xe ô tô là điều rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Vậy làm sao để hạn chế được những tình huống này?

Vụ việc đau lòng khiến bé trai 6 tuổi tử vong trên ô tô của Trường tiểu học Gateway Cầu Giấy ngày 06/08 khiến cho tất cả những ông bố bà mẹ phải phẫn nộ. Đồng thời, vụ việc lại dấy lên hồi chuông cảnh báo về sự bất cẩn của người đi xe và sử dụng xe ô tô.

Đáng chú ý, những vụ việc tương tự không chỉ xảy ra với trẻ em, mà việc tử vong trên xe ô tô còn xảy ra với cả những người lớn (đặc biệt là những người đã uống rượu bia) do ngủ quên trên xe dẫn đến bị sốc nhiệt, ngạt khí, thiếu oxy và tử vong. 

Những điều hạn chế và giúp trẻ có thể tự cứu mình trong trường hợp bị người lớn bỏ quên trong ôtô?
Theo tổ chức An toàn Trẻ em và Ô tô (Mỹ), trung bình có 37 trẻ tử vong mỗi năm do bị kẹt trong ô tô giữa thời tiết nóng bức...

Theo tổ chức An toàn Trẻ em và Ô tô (Mỹ), trung bình có 37 trẻ tử vong mỗi năm do bị kẹt trong ô tô giữa thời tiết nóng bức, gồm có trường hợp người lớn bỏ quên trẻ trong xe, hoặc trẻ vô tình tự khóa mình trong xe khi chơi đùa; hoặc trong một số ít trường hợp trẻ em bị người lớn cố ý để lại trong xe.

Theo nghiên cứu của Trường Đại học San Francisco (Hoa Kỳ), một người bình thường bị nhốt trong xe hơi tắt máy có thể chết chỉ sau 10 phút. Một chiếc xe ô tô bị đóng kín sau khi tắt điều hòa, nhiệt độ bên trong có thể tăng thành 500 C chỉ trong 20 phút. Khi nhiệt độ bên ngoài là 270 C, nhiệt độ trong xe ô tô có thể tăng lên thành từ 370 C chỉ trong 10 phút, thêm 10 phút nữa là 42 độ và 90 phút là 60 độ.

Vậy làm thế nào để hạn chế và giúp trẻ có thể tự cứu mình trong trường hợp bị người lớn bỏ quên?

1. Hãy trang bị cho các trẻ nhỏ cách tự cứu mình khi ở trên xe một mình

Đối với những gia đình sử dụng xe ô tô hoặc có trẻ nhỏ thường xuyên đi xe công cộng thì các chuyên gia khuyên rằng, hay tự trang bị cho các con những kiến thức an toàn khi đi xe và cách tự giải thoát cho mình khi bị bỏ quên, mắc kẹt trên xe một mình.

Cụ thể, các bạn hãy cách mở cửa từ bên trong khi xe bị chốt khóa và tắt máy. Chỉ cho các em biết các nút mở cửa và vị trí lẫy khóa. Đồng thời, chỉ cho các em biết cách bật tín hiệu cảnh báo khẩn cấp trên xe và bấm còi (vì khi tắt máy thì các hệ thồng đèn khẩn cấp và coi xe vẫn hoạt động bình thường).

Thứ hai, bạn cũng cần hướng dẫn trẻ cách gây chú ý với người đi bên ngoài khi xe bị chốt cửa bằng cách dùng tay hoặc chân đập vào cửa kính, hay tìm các vật nhọn, cứng trên xe để đập vào kính.

Còn đối với xe khách, buýt, bạn nên chỉ cho các em vị trí cất búa cứu hộ trên xe và để dùng khi bị bỏ quên trên xe.

2. Trang bị cho trẻ hoặc đồng hồ định vị có thể nghe gọi

Đối với những trẻ em có thể sử dụng các thiết bị công nghệ, bạn nên trang bị cho trẻ một chiếc đồng hồ định vị có thể nghe gọi hoặc một chiếc điện thoại di động. Qua đó hướng dẫn các em sử dụng để khi rơi vào các tình huống khẩn cấp có thể liên hệ cho bố mẹ hoặc người thân.

3. Các tài xế nên tập thói quen kiểm tra xe trước khi đóng cửa

Dù bạn có hướng dẫn trẻ em kỹ càng đến đâu thì cũng không thể bằng việc tạo cho mình một thói quen kiểm tra xe và các ghế ngối phía sau trước khi rời xe và chốt cửa. Đặc biệt là các tài xế xe khách, xe buýt.

Vì có nhiều trường hợp các em nhỏ ngủ quên ở ghế phía sau hoặc còn quá bé vẫn còn nằm trong ghế trẻ em bị bỏ quên trên xe dẫn đến hậu quả thương tâm.

Do vậy, các tài xe nên rèn một thói quen hãy kiểm tra toàn bộ xe trước khi bước khỏi xe và khóa cửa. Vì không chỉ giúp bạn tránh tình trạng quên trẻ em trong xe, mà còn giúp bạn biết được các thiết bị điện đã tắt hết chưa, hay các cửa, kính xe đã được đóng hết...

Các chủ xe cũng không nên dán kính quá tối màu để người bên ngoài vẫn có thể nhìn được vào xe.

4. Nếu ngủ trên xe hãy mở hé các cửa kính

Trong trường hợp bất đắc dĩ hoặc bạn xác định sẽ ngủ lại xe, thì các chuyên gia khuyến cáo, hãy mở hé các cửa kính xe để không khí lưu thông dù bạn bật điều hòa. Đồng thời không chốt cửa từ bên trong xe.

Ngoài ra, bạn cũng nên để ý đến lượng nhiên liệu còn lại có đủ nhiều để xe hoạt động trong thời gian bạn ngủ.

Nên để báo thức để tránh tình trạng ngủ quá lâu trên xe dẫn đến tình trạng thiếu khí, ngạt khí...

5. Khi phát hiện trẻ nhỏ trên xe

Cần thông báo cho những người xung quanh, gọi cảnh sát và xe cấp cứu... Đồng thời, tìm cách mở cửa xe hoặc phá kính. Nhưng lưu ý nên tìm cách phá kính phù hợp để tranh gây thương tích cho trẻ nhỏ.

6. Giữ liên lạc với nhà trường hoặc người trông trẻ

Nếu con bạn nghỉ học vào ngày hôm đó, hãy gọi cho người giữ trẻ hoặc cô giáo phụ trách, và phải đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được cuộc gọi xác nhận nếu con bạn không đến trường như mọi ngày.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.35419 sec| 646.117 kb