Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Những thói quen xấu khiến da khô nẻ, nứt toác vào mùa đông

Những thói quen xấu khiến da khô nẻ, nứt toác vào mùa đông
Bên cạnh những tác động ngoại cảnh từ thiên nhiên, thói quen sinh hoạt không chuẩn chỉnh cũng là nguyên nhân khiến làn da trở nên khô nẻ, nứt toác mỗi khi đông đến.

Nguyên nhân chính khiến da xấu hơn khi vào đông là do da cực kỳ nhạy cảm với sự biến đổi của thời tiết. Bởi lẽ, vào mùa đông, thời tiết thường hanh khô khiến da dễ bị mất nước dẫn đến hiện tượng khô, nứt nẻ.

Những thói quen xấu khiến da khô nẻ, nứt toác vào mùa đông

Bên cạnh đó, những thói quen tưởng chừng vô hại dưới đây cũng khiến da bạn chịu thêm những nỗi khổ cực khác khi đông về.

Rửa mặt sai nguyên tắc

Những thói quen xấu khiến da khô nẻ, nứt toác vào mùa đông

Trên cơ thể, da mặt là bộ phận cực kỳ nhạy cảm, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc rửa mặt bằng nước nóng hay rửa mặt qua loa, nhanh chóng đều khiến da mặt chịu hậu quả khôn lường. Bởi nước nóng sẽ khiến da dễ bị tổn thương và rửa trôi cả lớp màng mỏng bảo vệ da, làm da kém săn chắc, lỗ chân lông to ra. Thế nhưng, nước quá lạnh lại khiến các lỗ chân lông se lại và chất bẩn không thoát ra ngoài được.

Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên rửa mặt với dòng nước ở nhiệt độ 35 độ C là thích hợp nhất. Ngoài ra, khi rửa mặt thì bạn cũng cần chăm sóc đến toàn bộ vùng da trên khuôn mặt và không rửa sót bất kỳ vùng da nào, kể cả vùng mắt hay dọc cánh mũi.

Nước quá nóng, tắm quá lâu

Những thói quen xấu khiến da khô nẻ, nứt toác vào mùa đông

Vào mùa đông thì bạn thường lạm dụng bình nước nóng để tắm, nhưng việc này hoàn toàn không tốt cho cơ thể. Bởi ngâm mình trong nước nóng quá lâu sẽ khiến da mất đi lớp dầu tự nhiên, gây ảnh hưởng xấu tới da.

Bên cạnh đó, nước quá rát có thể khiến cơ thể thỏa mãn lúc bấy giờ nhưng trên thực tế lớp màng bảo vệ trên da bạn lại vô cùng khổ sở.

Vậy nên, bạn hãy chuyển sang tắm bằng nước ấm hoặc nước ấm xen kẽ lạnh để bảo vệ làn da khỏi tình trạng khô rát, nứt nẻ trong mùa đông nhé.

Dùng bông tắm chà mạnh lên da

Những thói quen xấu khiến da khô nẻ, nứt toác vào mùa đông

Nếu bạn có một làn da nhạy cảm và sức đề kháng yếu thì nên tránh dùng các vật dụng chà xát quá mạnh lên bề mặt da. Bởi làn da vốn đã mỏng manh sẽ càng dễ tổn thương và trở nên khô nứt, bong tróc nghiêm trọng hơn.

Mặc đồ bó sát

Những thói quen xấu khiến da khô nẻ, nứt toác vào mùa đông

Nhiều người thường quan niệm rằng, mặc đồ bó sát trong mùa đông sẽ giữ ấm cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên, đây vô tình là thói quen gây tổn thương cho da.

Nguyên nhân là do, mặc đồ bó sát trong một khoảng thời gian dài sẽ làm da khô và dễ bị kích ứng hơn. Chính điều này sẽ làm tăng nguy cơ nứt nẻ và ảnh hưởng không tốt đến quá trình tuần hoàn máu dưới da.

Tốt nhất, bạn nên tránh tiếp xúc da trực tiếp với đồ len vì chúng rất dễ gây kích ứng và làm da thêm khô nứt nhanh hơn.

Liếm môi

Những thói quen xấu khiến da khô nẻ, nứt toác vào mùa đông

Nhiều cô nàng thường có thói quen liếm môi hàng ngày, đặc biệt khi đông đến, làn da bong tróc nhiều hơn càng khiến thói quen này được dịp “thừa thắng xông lên”. Tuy nhiên đây vô tình lại là thói quen khiến đôi môi khô nứt, bong tróc nhiều hơn.

Nguyên nhân là do, khi liếm môi thì môi sẽ được phủ một lớp nước bọt, trong nước bọt có chứa amylase (tạo thành một chất dịch hơi dính). Lúc gặp gió, nước trong chất dịch nước bọt sẽ bốc hơi và chỉ còn để lại chất amylase trên bề mặt môi. Điều này làm cho môi bị co lại và tình trạng khô nứt môi càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, trong mùa đông thì bạn cần tránh thói quen liếm môi và uống thật nhiều nước để cải thiện tình trạng này.

Lười vận động

Những thói quen xấu khiến da khô nẻ, nứt toác vào mùa đông

Vào mùa đông thì nhiều người thường ngại vận động và ít hoạt động cơ thể hơn. Tuy nhiên, nếu muốn tốt cho làn da thì bạn nên vận động thường xuyên. Bởi nếu bạn vận động càng nhiều thì da sẽ càng khoẻ mạnh hơn trong mùa đông.

P.V (Tổng hợp)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.21689 sec| 633.883 kb