Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Ninh Thuận: Nông dân lội nước, thu hoạch trái cây 'bán đổ, bán tháo'

Ninh Thuận:  Nông dân lội nước, thu hoạch trái cây 'bán đổ, bán tháo'
Gần như các khu phố 6,10,12 nước lũ vẫn chưa rút hết, mọi sinh hoạt đều bị đảo lộn. Đặc biệt, là những vườn cây ăn trái của người dân đang đứng trước nguy cơ chết dần theo nước lũ.

Ninh Thuận địa bàn tâm lũ của cơn bão số 9 sau 2 ngày trận lũ đi qua người dân vẫn đang lao đao ngập trong biển nước, khắc phục hậu quả sau bão.

Gần như các khu phố 6,10,12 nước lũ vẫn chưa rút hết, mọi sinh hoạt đều bị đảo lộn. Đặc biệt, là những vườn cây ăn trái của người dân đang đứng trước nguy cơ chết dần theo nước lũ.

Ninh Thuận:  Nông dân lội nước, thu hoạch trái cây 'bán đổ, bán tháo'

 “Nước ở đây đã ngập từ 3 ngày nay, ba mẹ em bị kẹt trong nhà không thể đi được, em phải đi mua đồ ăn sáng mang vào cho ba mẹ. Nước lớn quá em phải để xe đạp ngoài đi đường đi bộ vào”, em Phi người dân tại địa bàn cho biết.

Ninh Thuận:  Nông dân lội nước, thu hoạch trái cây 'bán đổ, bán tháo'

Tại các khu phố 6 và 10, phường Văn Hải, nhiều diện tích nho, táo, ổi của bà con nông dân đang “dầm mình” dưới biển nước. Một số vườn đã xuất hiện tình trạng vàng lá, cây nho bị héo úa.

Để gấp rút khắc phục hậu quả do bão giảm thiệt hại kinh tế, người dân trên địa bàn xã, các hộ có trồng cây ăn trái đang phải bì bõm lội nước thu hoạch trái cây để bán tháo.

Chị Nguyễn Thị Thanh Xuân (ngụ khu phố 6, phường Văn Hải) buồn bã cho biết: “Vườn nho nhà tôi đầu tư từ đó tới bây giờ cũng mấy chục triệu rồi, nếu như trời không mưa thì cũng chuẩn bị có trái lứa đầu tiên. Bây giờ, cả vườn đã bị ngập 5 ngày, chờ nước rút thì nho cũng chết luôn, bởi vì đây là nho tơ nên rễ rất ít, ngập lâu cây dễ chết”.

Ninh Thuận:  Nông dân lội nước, thu hoạch trái cây 'bán đổ, bán tháo'
Chị Nguyễn Thanh Xuân lội nước thu hoạch nho.

Cách nhà chị Xuân khoảng 300m là vườn táo 2.000m2 của gia đình ông Nguyễn Cả (ngụ khu phố 6, phường Văn Hải). Vườn nhà ông Cả cũng ngập 3 ngày nay, tình hình sản xuất của gia đình gặp nhiều khó khăn. Ông Cả thở dài nói: “Nếu còn ngập nữa thì chắc chắn táo sẽ chết rễ, giờ vợ chồng tôi hái được chừng nào hay chừng đó, vớt vát ít vốn không là nó hư, thối hết”.

Ninh Thuận:  Nông dân lội nước, thu hoạch trái cây 'bán đổ, bán tháo'

Theo người dân ở đây, nhiều năm trước tình trạng ngập ở phường Văn Hải chưa bao giờ xảy ra như năm nay. Nếu có nước lũ như mọi năm thì chỉ gây ngập hơn một ngày là nước rút đi rất nhanh. Tuy nhiên, năm nay đã 3 ngày nhưng nước vẫn chưa rút và còn ứa đọng. Nguyên nhân cũng là do công trình kênh Cầu Ngòi chia đoạn để làm, đặt cống thoát nước ít nên gây ra việc ngập nặng. 

Chỉ tay về hướng 1ha lúa đang bị ngập úng tại vùng đất Ông Biền, ông Lê Thương (ngụ khu phố 4, phường Thanh Sơn, TP.Phan Rang – Tháp Chàm) bức xúc nói: “Tôi có đất trồng lúa ở đây mấy chục năm nhưng chưa bao giờ thấy cảnh ngập nặng như năm nay. Tuy nhiên, từ khi có công trình làm kênh Cầu Ngòi, bà con chúng tôi gặp nhiều khó khăn hơn. Giờ nông dân phải đối mặt với trắng tay, vì toàn diện tích lúa đã bị hư hỏng nặng”. 

Ninh Thuận:  Nông dân lội nước, thu hoạch trái cây 'bán đổ, bán tháo'
Anh Nguyễn Thân (ngụ khu phố 12, phường Văn Hải) phải di chuyển đàn gia súc của mình đi nơi khác. 

Cũng cùng quan điểm, ông Nguyễn Cả cho biết thêm: “Cách đây 50 năm tôi sống ở đây thì chưa có chuyện nước ngập như thế này. Kênh Cầu Ngòi phải làm cho nhanh để nước thoát ra biển chứ không thôi trên đó bị nghẹt là bà con chúng tôi tiếp tục chìm trong nước. Khả năng nước ngập vài ngày nữa là vườn táo của gia đình tôi hư hỏng hết toàn bộ”. 

Theo thống kê của UBND phường Văn Hải, hiện có hơn 200ha đất sản xuất trồng táo, nho, lúa… và gần 2.000 hộ dân tại phường Văn Hải vẫn còn bị ngập trong nước. Nhiều tuyến giao thông bị ngập sâu gần 1m, làm chia cắt các khu dân cư như Gò Chùa, sân Ông Biền…

H.A (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.14246 sec| 634.328 kb