Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Phiên xử ông Đinh La Thăng ngày mai sẽ không có vành móng ngựa

Phiên xử ông Đinh La Thăng ngày mai sẽ không có vành móng ngựa
Theo Thông tư 01/2017/TT - TANDTC, trong khi trả lời thẩm vấn, các bị cáo sẽ đứng trước bục hoặc bàn chứ không phải vành móng ngựa như trước nên phiên xử ông Đinh La Thăng ngày mai (8 – 21/1) sẽ không có vành móng ngựa.

Từ ngày 8 - 21/1, TAND Hà Nội dự kiến mở phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 21 người trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và Tham ô tài sản (điều 278 Bộ luật Hình sự 1999) xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Phiên xử ông Đinh La Thăng ngày mai sẽ không có vành móng ngựa
Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng bắt đầu từ mai (8/1).

Điều hành phiên tòa là Hội đồng xét xử gòm 5 người: thẩm phán chủ tọa Nguyễn Ngọc Huân, thẩm phán Trương Việt Toàn cùng 3 hội thẩm nhân dân. Tòa Hà Nội bố trí một thẩm phán dự khuyết và hai hội thẩm nhân dân dự khuyết. Phía VKS cử ba kiểm sát viên.

Theo thẩm phán Trương Việt Toàn, phiên xét xử ông Đinh La Thăng là một trong những phiên tòa đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới (BLTTHS năm 2015, có hiệu lực từ 1/1/2018). Vì vậy, HĐXX sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử.

Theo đó, về phòng xét xử, các sẽ có chỗ ngồi riêng, bên dưới bào chữa và đại diện cơ quan công tố. Trong khi trả lời thẩm vấn, các bị cáo sẽ đứng trước bục hoặc bàn. Những người tham gia tố tụng khác có thể đứng tại chỗ để khai báo.

Phòng xử án được bố trí hai bục:

- Bục cao nhất là HĐXX, thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.

- Bục thứ hai là vị trí của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa.

Phòng xử án phải bảo đảm không gian để tiến hành phiên tòa và hàng rào ngăn cách giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng với khu vực của người tham dự phiên tòa. Phải bố trí lối đi riêng cho HĐXX và những người tiến hành tố tụng khác. Tường trong phòng xử án có nền màu vàng.

Về mặt nội dung, một điểm mới của BLTTHS năm 2015 là chú trọng, đảm bảo tối đa quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng. “Việc này phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp mà Đảng, Nhà nước đề ra, đồng thời đảm bảo quyền con người tốt hơn nữa cho các bị cáo cũng như đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội với , bị cáo”, thẩm phán Trương Việt Toàn nói.

Ông Toàn cũng khẳng định: “HĐXX trong vụ án sẽ đảm bảo tối đa tính độc lập, không chịu sự tác động và can thiệp nào, chỉ tuân thủ theo pháp luật”.

Phiên tòa có 42 luật sư đăng kí tham gia, trong đó ông Thăng mời ba luật sư, gồm các ông: Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng, Phan Trung Hoài. Ông Trịnh Xuân Thanh mời 7 luật sư, ông Phùng Đình Thực có ba luật sư, ông Nguyễn Xuân Sơn mời một luật sư, ông Ninh Văn Quỳnh có một luật sư.

Hai nguyên đơn dân sự của vụ án là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và PVC. Tòa dự kiến mời đến phiên xử bảy người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, 31 người làm chứng và sáu người tham gia giám định.

P.V (Tổng hợp)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.43449 sec| 634.336 kb