Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Rà soát, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi, bệnh nền tại nhà; theo dõi, quản lý F0 chặt chẽ

Rà soát, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi, bệnh nền tại nhà; theo dõi, quản lý F0 chặt chẽ
Các bệnh viện TW được Bộ Y tế phân công hỗ trợ các tỉnh phía Nam phải đảm bảo nhân lực chuyên môn sâu cùng địa phương chống dịch COVID-19. Bộ Y tế sẽ tiếp tục cấp thuốc, máy thở phục vụ điều trị F0; Các tỉnh, thành cần rà soát, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi, bệnh nền tại nhà...

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã nhấn mạnh thông tin trên trong cuộc họp giao ban trực tuyến với lãnh đạo Sở Y tế và các Trung tâm hồi sức điều trị COVID-19 các tỉnh, thành phố phía Nam ngày 15/12.

Rà soát, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi, bệnh nền tại nhà; theo dõi, quản lý F0 chặt chẽ
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị các tỉnh, thành phố phía Nam rà soát, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi, bệnh nền tại nhà những trường hợp không thể đến điểm tiêm; theo dõi, quản lý F0 chặt chẽ, để chuyển tuyến điều trị kịp thời Ảnh: Nguyễn Nhiên

60-80% bệnh nhân COVID-19 chưa tiêm vaccine, có bệnh nền, trên 50 tuổi

Báo cáo từ điểm cầu An Giang, lãnh đạo Sở Y tế cho biết trước ngày 1/10, địa phương này có 5.000 ca COVID-19, tính đến hết ngày 14/12 đã tăng lên trên 28.000 ca; có 33 cơ sở thu dung điều trị F0, trong đó tầng 3 gồm 3 cơ sở điều trị, tầng 2 có 10 cơ sở, số còn lại là tầng 1.

Hiện đang còn hơn 4.500 F0 đang điều trị, trong đó 1.852 người điều trị tại các tầng (riêng bệnh nhân ở tầng 3 chiếm 8,7%); số còn lại điều trị tại nhà.

An Giang đã ghi nhận tổng số ca tử vong cộng dồn là 674 ca, đa số là nữ, khoảng 90% số tử vong có bệnh nền, trên 86% là người từ 50 tuổi trở lên; 83% số ca tử vong là chưa tiêm vaccine;

Trước diễn biến ca bệnh tăng nhanh của tỉnh, Bộ Y tế đã điều động BV Bạch Mai đã hỗ trợ các bệnh viện tầng 3 của An Giang. Đến nay 31 chuyên gia của BV Bạch Mai đã và đang đồng hành cùng y tế An Giang thực hiện công tác phòng chống dịch, duy trì giao ban hàng tuần kết nối 33 cơ sở điều trị của tỉnh để nắm bắt, điều phối về nhân lực, trang thiết bị cũng như số lượng thu dung F0 của mỗi cơ sở để đảm bảo an toàn chuyển tuyến bệnh nhân...

Báo cáo của ngành y tế Đồng Nai cũng cho biết, thời gian gần đây số F0 của địa phương không giảm, hiện tỉnh đã ghi nhận hơn 93.300 bệnh nhân COVID-19; có 1.079 ca mắc COVID-19 tử vong.

BV Phổi TW hỗ trợ Đồng Nai trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 theo 2 hình thức tại chỗ và từ xa; đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho BVĐK Thống Nhất Đồng Nai.

Rà soát, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi, bệnh nền tại nhà; theo dõi, quản lý F0 chặt chẽ
Tại buổi giao ban, lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện TW được Bộ Y tế phân công hỗ trợ các tỉnh phía Nam phải đảm bảo nhân lực chuyên môn sâu, tiếp tục "sát cánh" cùng địa phương chống dịch COVID-19. Ảnh: Nhiên Nguyễn

Thông tin từ điểm cầu Tiền Giang cho biết, hiện tỉnh đang điều trị hơn 6.500 bệnh nhân COVID-19; trong số 694 ca mắc COVID-19 tử vong cộng dồn đến nay chủ yếu do bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường; khoảng 65% tử vong chưa tiêm vacccine. Bộ Y tế phân công BV Hữu Nghị hỗ trợ Tiền Giang trong công tác phòng chống dịch.

Tại cuộc họp giao ban này, các điểm cầu Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, An Giang đều đề xuất Bộ Y tế tiếp tục cấp phát bổ sung thêm thuốc kháng virus Molnupiravir, thuốc điều trị Remdesivir... Một số tỉnh đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ máy thở HFNC, duy trì và hỗ trợ thêm về nhân lực y tế hồi sức cấp cứu...

Rà soát người trên 50 tuổi, có bệnh nền để tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều, có thể tiêm tại nhà những trường hợp không thể đi lại

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao sự nỗ lực của các tỉnh, thành khu vực phía Nam cũng như các bệnh viện tuyến trên đã được Bộ Y tế phân công, điều động hỗ trợ địa phương trong công tác phòng chống dịch. Thứ trưởng đề nghị ngành y tế các tỉnh và lực lượng hỗ trợ tiếp tục nỗ lực, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

Thứ trưởng nhấn mạnh qua của các tỉnh, thành cho thấy số lượng ca mắc COVID-19 tại các địa phương phía Nam tiếp tục tăng, do đó việc theo dõi quản lý F0 tại nhà phải có trọng tâm, trọng điểm. Thực tế cho thấy phần lớn ca tử vong tại các tỉnh, thành phía Nam là người trên 50 tuổi có bệnh nền và đa số chưa tiêm vaccine.

"Vì thế cùng với tiếp tục duy trì, nâng cao năng lực của các Trung tâm hồi sức điều trị người bệnh COVID-19, các tỉnh, thành phố phía Nam còn cần phải tăng cường quản lý người trên 50 tuổi có bệnh nền để giám sát chủ động, rà soát tiêm vaccine phòng COVID-19, có thể tiêm tại nhà với trường hợp không thể đến điểm tiêm" - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Đối với đề xuất của các địa phương về thuốc điều trị, máy thở, Thứ trưởng Bộ Y tế giao Cục Quản lý Khám chữa bệnh trao đổi, phối hợp với các Vụ/Cục liên quan để điều phối, cấp phát ngay cho các địa phương; Riêng thuốc Molnupiravir, các địa phương gửi báo cáo đề xuất nhu cầu về Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế). Các địa phương khi nhận được thuốc phải sử dụng hiệu quả, hợp lý và có phương án cụ thể để sẵn sàng để chuyển đến cho F0 điều trị tại nhà và công đồng.

Trước thực trạng lực lượng chuyên môn y tế hiện đang thiếu trong khi F0 gia tăng, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị giám đốc Sở Y tế các địa phương tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh, thành phố chỉ sử dụng lực lượng y tế cho chuyên môn y tế, lực lượng khác như đoàn thanh niên... hỗ trợ làm việc hành chính.

"Có như thế mới tạo nên sự phân bố nhân lực hợp lý. Đồng thời các tỉnh, thành cũng cần có chế độ đã ngộ phù hợp với lực lượng tham gia phòng chống dịch"- PGS.TS Nguyễn Trường Sơn nói.

Rà soát, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi, bệnh nền tại nhà; theo dõi, quản lý F0 chặt chẽ
Các điểm cầu dự giao ban về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 ngày 15/12. Ảnh: Nhiên Nguyễn

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng lưu ý tại tầng điều trị 3 phải tiến hành giám sát các trường hợp tử vong, đánh giá nguyên nhân để có khuyến cáo phù hợp với các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19. Trong điều trị chủ động thực hiện mô hình "bệnh viện chị em", giữa bệnh viện tầng 3 với các tầng dưới phối hợp nhịp nhàng, đặc biệt trong hội chẩn, chuyển tuyến bệnh nhân COVID-19 nặng phù hợp, kịp thời.

Một yếu tố quan trọng khác cũng được lãnh đạo Bộ Y tế nhắc các địa phương và các bệnh viện trung ương đang hỗ trợ tại các cơ sở điều trị "phải quan tâm đến công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện kỹ lưỡng, đặc biệt tại các trung tâm ICU; Phải thiết lập những team điều trị nhóm bệnh lý nền không chỉ về hồi sức mà còn có chuyên gia về tim mạch, đái tháo đường..."

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh thông tin truyền thông cho đối tượng nguy cơ cao như người trên 50 tuổi, có bệnh nền cùng với quản lý tốt bệnh nền cần tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đủ liều...

Theo suckhoedoisong.vn

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.67737 sec| 659.109 kb