Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Rồi ai cũng sẽ chết, nhưng chết như thế nào?

Rồi ai cũng sẽ chết, nhưng chết như thế nào?
Ở một nước văn minh, khi một tai nạn thảm khốc như vậy xảy ra, sẽ có quan chức đứng ra xin lỗi nhân dân và có thể từ chức. Đấy là một ứng xử phải đạo, có trách nhiệm, có lòng tự trọng nhưng ở Việt Nam thì điều ấy là xa xỉ.

Dịp đầu năm người ta thường kiêng kị hay nói tránh về cái chết, nhưng những thông tin được báo chí đăng tải trong những ngày gần đây, nhất là vụ xe Container ở Long An đâm liên hoàn làm nhiều người bị thương và thiệt mạng trong tích tắc, thật sự làm cho chúng ta phải đặt câu hỏi: Sự sống và cái chết ở đất nước này nó mong manh như thế nào?

Những cái chết bất thình lình

Vấn đề tai nạn giao thông (TNGT) là vấn đề bức bách của , bạn có thể chết bất cứ lúc nào vì những lý do hết sức lãng nhách.  Thông tin các vụ tai nạn ngập tràn các mặt báo: Vượt đèn đỏ chết, dừng đèn đỏ cũng chết, ngồi vỉa hè bị xe đâm chết, ngồi trong nhà cũng bị xe đâm chết… Khi đội tuyển VN vô địch AFF Cup trong đêm ăn mừng chiến thắng hơn chục người chết vì tai nạn giao thông, dịp Tết Dương lịch 2019 đã xảy ra 136 vụ TNGT làm hơn 110 người thiệt mạng. Ở một nước văn minh, khi một tai nạn thảm khốc như vậy xảy ra, sẽ có quan chức đứng ra xin lỗi nhân dân và có thể từ chức. Đấy là một ứng xử phải đạo, có trách nhiệm, có lòng tự trọng nhưng ở Việt Nam thì điều ấy là xa xỉ.

Theo thống kê năm 2018 toàn quốc xảy ra hơn 18.700 vụ tai nạn làm hơn 8.200 người chết và khoảng 14.800 người bị thương. Tính trung bình mỗi ngày cả nước xảy ra hơn 50 vụ tai nạn và có 23 người chết do TNGT.

Rồi ai cũng sẽ chết, nhưng chết như thế nào?
Một vụ TNGT

Nếu so sánh thì số người chết vì TNGT của VN còn cao hơn cả các nước có tình trạng “khủng bố” hoặc “chiến tranh”. Điều đáng nói là chúng ta đang sống trong thời bình. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn thì nhiều: Cơ sở hạ tầng yếu kém, phương tiện giao thông lạc hậu, cũ kĩ... nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là con người, là ý thức tham gia giao thông.

Nhưng cũng phải xét đến trách nhiệm của các cơ quan hữu quan khi để xảy ra tình trạng này. Chúng ta có cả một ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG) là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và triển khai các giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi Việt Nam.

Nhiệm vụ chính của ủy ban này là làm giảm TNGT nhưng không thực hiện được nhiệm vụ, mỗi năm ủy ban này tiêu tốn lượng ngân sách khổng lồ của nhà nước nhưng mà làm việc không hiệu quả. Thiết nghĩ đã đến lúc phải tăng cường công tác quản lý của ủy ban này về việc cấp phép và cấp bằng cho những người tham gia giao thông, nhất là những lái xe đường dài hoặc tài xế xe khách. Ủy ban này cần hành động hiệu quả hơn, thiết thực hơn để giảm tải tình trạng TNGT.

Những cái chết từ từ

Thực phẩm bẩn từ lâu đã được coi là nguồn gốc của căn tại VN, Theo các chuyên gia, số ca mắc ung thư tăng nhanh trong những năm gần đây do 3 nguyên nhân chính: Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tuổi thọ tăng, trong đó tác nhân thực phẩm không an toàn đứng hàng đầu.

Theo thống kê từ tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018 số ca mắc mới của VN là 165.000, tỷ lệ tử vong hàng năm là 115.000 ca. Tính ra mỗi ngày có hơn 300 người chết vì ung thư cao hơn gấp 10 lần số người chết vì TNGT. Nguy hiểm hơn, số lượng ung thư ở độ tuổi lao động ngày càng tăng.

Rồi ai cũng sẽ chết, nhưng chết như thế nào?
Thống kê của WHO

Có thể ung thư không dẫn đến cái chết đột ngột như TNGT nhưng số lượng lớn người chết vì ung thư mỗi năm là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại VN.

Kết luận

Ai rồi cũng sẽ chết, đây là sự thật mà chúng ta đối mặt. Nhưng chết như thế nào mới là vấn đề suy nghĩ. Những cái chết bất thình lình hoặc cái chết từ từ đều chẳng thể nào nói trước được. Nhưng những nhà chức trách hay các cơ quan hữu quan phải có trách nhiệm trong tình trạng này. Phải tạo ra được môi trường xã hội lành mạnh và trong sạch. Nhìn để thấy rằng chúng ta, hay người thân chúng ta hoàn toàn có thể là nạn nhân của tai nạn giao thông hay ung thư.

Tham tham nhũng đã góp phần tạo nên cơ sở hạ tầng thấp kém và là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn. Sự làm việc thiếu trách nhiệm của cơ quan chức năng khiến tình trạng lái xe uống rượu, hút heroin. Tình trạng thả lỏng quản lý đã làm thực phẩm bẩn tràn lắp khắp mọi miền.

Tiếng nói của người dân là cần thiết để các cơ quan chức năng vào cuộc. Bởi nếu không làm vậy thì chúng ta cũng sẽ đau khổ khi là nạn nhân của ung thư, tai nạn giao thông. Đừng để khi người dân thốt lên: “Không ăn thì chết, mà ăn thì chết từ từ, vượt đèn đỏ chết, dừng đèn đỏ cũng chết, ngồi vỉa hè bị xe đâm chết, ngồi trong nhà cũng bị xe đâm chết rồi làm gì cũng chết…”

Hà Tùng

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.19754 sec| 646.391 kb