Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Sách giáo khoa mới: Môn Văn không còn phải học thuộc lòng

Sách giáo khoa mới: Môn Văn không còn phải học thuộc lòng
Nhằm tránh tình trạng bắt học sinh (HS) học thuộc lòng văn mẫu, theo chương trình mới, HS được thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ và khuyến khích các bài viết thể hiện quan điểm riêng, sáng tạo.

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, cho biết chương trình các môn học đã được chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở góp ý của nhiều chuyên gia, giáo viên. Các môn được biên soạn theo chương trình tổng thể nên bảo đảm tính nhất quán, liên thông.

Tăng tính ứng dụng trong môn Toán 

Chương trình môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến sẽ có nhiều thay đổi. Trong đó, ý tưởng xuyên suốt chương trình môn Toán học phổ thông đó là tinh giản và nâng cao tính ứng dụng thực tiễn.

Sách giáo khoa mới: Môn Văn không còn phải học thuộc lòng
SGK môn Toán của chương trình mới sẽ đề cao tính thiết thực, hiệu quả cho cuộc sống. 

Về cấu trúc, chương trình môn Toán mới thống nhất từ lớp 1 đến 12, xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.

Nội dung môn toán phản ánh những giá trị cốt lõi, nền tảng của toán học; đồng thời chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tế hay các môn học khác. Đặc biệt, ở từng cấp học, cũng dành nhiều thời gian cho các hoạt động trải nghiệm toán học như thực hiện đề tài, dự án học tập về ứng dụng toán học trong thực tiễn, tổ chức các trò chơi toán học…

Môn Văn hết học thuộc lòng

Chương trình tiếng Việt (ở bậc tiểu học)/ngữ văn (bậc THCS, THPT) mới xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chú trọng đến những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe ở mỗi lớp.

Nhằm tránh tình trạng bắt học sinh (HS) học thuộc lòng văn mẫu, theo chương trình mới, HS được thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ và khuyến khích các bài viết thể hiện quan điểm riêng, sáng tạo.

Ở cấp THPT sẽ chỉ còn 6 tác phẩm văn học bắt buộc là bài thơ "Thần", "Hịch tướng sĩ", "Bình Ngô đại cáo", "Truyện Kiều", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" và "Tuyên ngôn độc lập". Các tác phẩm văn học khác đưa vào phụ lục.

Lịch sử: không còn né tránh

Cấu trúc nội dung chương trình môn lịch sử và địa lý đổi mới khá căn bản. Chương trình lịch sử chỉ lựa chọn những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của vùng miền, quốc gia, khu vực, một số giai đoạn lịch sử, không tuân thủ nghiêm ngặt tính lịch đại.

GS Phạm Hồng Tung, Chủ biên Chương trình môn lịch sử mới, khẳng định ở cấp tiểu học, môn lịch sử và địa lý được dạy học từ lớp 4. Sự tích hợp sẽ theo logic kết nối 2 loại hình không gian: của địa lý là địa phương, đất nước và thế giới; của lịch sử là không gian gia đình - cộng đồng - dân tộc - thế giới.

GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay nếu chương trình và sách giáo khoa lịch sử hiện hành viết riêng lịch sử thế giới, sau đó là lịch sử Việt Nam thì nội dung lịch sử trong chương trình mới ở cấp THCS lấy thời gian làm trục xuyên suốt. Ở mỗi giai đoạn lịch sử đều cố gắng thiết kế theo mô hình: thế giới - khu vực - Việt Nam - lịch sử địa phương. 

Trước đó, GS Phạm Hồng Tung cũng chương trình lịch sử mới được xây dựng trên quan điểm không có gì không thể nói và không được nói. Vấn đề là trình bày sao cho khoa học, nhân văn, tiến bộ. Những chuyện trong quá khứ vì lý do nào đó trước đây chúng ta né tránh hoặc chưa dạy thấu đáo, giờ đều có thể được đưa vào, sao cho phù hợp với năng lực nhận thức và tâm lý lứa tuổi của HS.

Tú An (Tổng hợp)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.18044 sec| 634.344 kb