Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Sản phẩm Dạ Dày Mộc Hoa là TPCN hay thuốc chữa bệnh?

Sản phẩm Dạ Dày Mộc Hoa là TPCN hay thuốc chữa bệnh?
Dạ dày mộc hoa chỉ đơn thuần là một loại thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ bệnh dạ dày do Công ty Mộc Hoa Đường phân phối ra thị trường. Tuy nhiên, trên các website bán hàng lại dùng nhiều lời lẽ khiến người tiêu dùng hiểu lầm đó là thuốc chữa bệnh.

Trước đó, PhapluatNet đã phản ánh tới qua bài viết TPCN Navi Xoan: Công ty Mộc Hoa Đường có dấu hiệu sai phép?”“TPCN An Phế Khang có thực sự tốt như những lời quảng cáo?” phản ánh về việc Công ty Mộc Hoa Đường phân phối ra thị trường 2 loại thực phẩm chức năng Navi Xoan và An Phế Khang chỉ có chức năng hỗ trợ nhưng trên các website lại quảng cáo 2 sản phẩm này có khả năng điều trị, đặc trị bệnh như thuốc.

Sản phẩm Dạ Dày Mộc Hoa là TPCN hay thuốc chữa bệnh?
Nhiều website quảng cáo TPCN Dạ Dày Mộc Hoa có khả năng điều trị như thuốc chữa bệnh

Mới đây, công ty này tiếp tục có những hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng sai phép, vi phạm . Cụ thể, sản phẩm Dạ Dày Mộc Hoa chỉ là sản phẩm thuộc nhóm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe với xác nhận công bố số 23178/ATTP - XNCB do Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp cho Công ty TNHH Mộc Hoa Đường (địa chỉ tại số 81, ngõ 25 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội).

Sản phẩm Dạ Dày Mộc Hoa là TPCN hay thuốc chữa bệnh?
Xác nhận công bố do Cục An toàn thực phẩm - Bộ y tết cấp chỉ rõ sản phẩm Dạ dày mộc Hoa chỉ là sản phẩm thuộc nhóm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứ hoàn toàn không thể thay thế thuốc chữa bệnh

Theo quy định, nghiêm cấm các đơn vị quảng cáo TPCN có thể gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc chữa bệnh hoặc dùng từ “chữa khỏi”, “điều trị”, “thoát khỏi”… để nói về của TPCN. 

Tuy nhiên, ghi nhận trên nhiều website và một số trang mạng cũng như zalo thì tình trạng sản phẩm Dạ Dày Mộc Hoa được ngang nhiên quảng cáo, tung hô như một loại thuốc có khả năng chữa bệnh.

Sản phẩm Dạ Dày Mộc Hoa là TPCN hay thuốc chữa bệnh?
Dạ Dày Mộc Hoa được quảng cáo có thể đánh bay bệnh đau dạ dày 

Với việc sử dụng những dòng quảng cáo như: “Dạ dày mộc hoa giúp loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng do trào ngược dạ dày, viêm hang vị, nhiễm khuẩn HP gây nên. Liệu pháp này ngăn chặn tức thì vi khuẩn HP, các tế bào gây hại phát triển. Kiên trì sử dụng 1 đến 2 liệu trình, mọi triệu chứng như: "cảm giác ợ hơi, ợ chua buồn nôn kéo dài, nôn khan, nóng rát thượng vị tức ngực khó thở, thậm chí nghiêm trọng hơn là sút cân, thiếu máu hay đại tiện phân đen"... sẽ biến mất.”

Sản phẩm Dạ Dày Mộc Hoa là TPCN hay thuốc chữa bệnh?
Nhiều hình ảnh nhân vật nói về sản phẩm trước và sau khi sử dụng

Ngoài ra, để quảng cáo cho TPCN Dạ dày Mộc Hoa, phía DN đã sử dụng nhiều dạng mô típ chung về bài chia sẻ, tin nhắn cảm ơn của khách hàng. Ví dụ như: “Tôi bị trào ngược dạ dày suốt 3 năm nay, một người bạn đã giới thiệu cho tôi bài thuốc này, sau 1 liệu trình tôi đã thấy hiệu quả rõ rệt. Giờ tôi đã khỏi bệnh hoàn toàn và không còn tái phát nữa” hay bài viết “Sau khi dùng hết đợt 1, tôi thấy bệnh tình của bố mình khuyên giảm rất nhiều, sức khỏe của bố đã cải thiện rất tốt, theo như sự của lương y bố tôi chỉ cần dùng thêm một tháng thuốc nữa là sẽ khỏi bệnh.”

Để quảng cáo cho sản phẩm, công ty này còn đăng tải hàng loạt bài viết, chia sẻ nội dung chủ yếu là trước khi sử dụng sản phẩm thì khổ sở về bệnh tật như thế nào, khi sử dụng sản phẩm một thời gian thì bệnh tình thuyên giảm, các triệu chứng do bệnh gây nên dần biến mất và sản phẩm sẽ có tác dụng ngăn ngừa tái phát. Đó cũng chính là lý do để nhân vật viết thư cảm ơn, chia sẻ với người khác. Để thêm tính thuyết phục, những bài chia sẻ đều có tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh cụ thể của nhân vật trải nghiệm.

Sản phẩm Dạ Dày Mộc Hoa là TPCN hay thuốc chữa bệnh?
Nhiều khách hàng sẽ lầm tưởng sản phẩm này đã chữa khỏi cho hơn 400 ngàn người

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Thu Hằng, đại diện Công ty Mộc Hoa Đường cho biết, sản phẩm dạ dày mộc hoa đúng là của công ty mình phân phối và bán ra thị trường, những sai phạm khi quảng cáo TPCN như thuốc chữa bệnh thì phía công ty có biết nhưng không kiểm soát được. Việc này là do các bên phân phối sản phẩm tự quảng cáo trên website cũng như để bán được hàng. Công ty đã có động thái gọi điện và nhắc nhở một số bên có hành vi quảng cáo sai phép như vậy, đồng thời cũng dừng hợp tác với một số đơn vị cố tình vi phạm.

Thông tư số: 08/2013/TT-BYT hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế:
Điều 3 . Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm:
1. Quảng cáo thực phẩm khi chưa có giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
2. Quảng cáo thực phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng.
3. Quảng cáo thực phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
4. Quảng cáo thực phẩm không phù hợp với nội dung đã công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm hoặc quảng cáo quá tác dụng của thực phẩm.
5. Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bằng các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
6. Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm.
7. Các hành vi cấm khác đã được pháp luật về quảng cáo quy định.

Duy Anh

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

1 1 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.14771 sec| 654.57 kb