Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Sắp được chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

Sắp được chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ
Nguyệt thực sẽ kéo dài hơn 5 tiếng, từ 00h14 đến 6h28, trong đó nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13.

Diễn ra trong gần 2 giờ, hiện tượng nguyệt thực vào đêm 27/7 sẽ ghi tên vào lịch sử vì diễn ra trong thời gian dài nhất của thế kỷ này.

Châu Á và châu Phi sẽ thưởng thức trọn vẹn toàn bộ quá trình, còn dân châu Âu, Nam Mỹ và Úc xem được một phần. Đáng tiếc là Bắc Mỹ sẽ bỏ lỡ cơ hội của đời người này.

Nguyệt thực sẽ kéo dài hơn 5 tiếng, từ 00h14 đến 6h28, trong đó nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13. "Do kéo dài 103 phút nên lần này là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21", ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) nói.

Sắp được chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ
Nguyệt thực được quan sát tại TP HCM ngày 31/1/2018. 

Trong lúc diễn ra nguyệt thực, mặt trăng sẽ có màu đỏ, nên gọi là “mặt trăng máu”.

Nguyệt thực toàn phần diễn ra khi mặt trăng, mặt trời ở hai bên đối diện của Trái đất. Khi hiện tượng này diễn ra, Trái đất chắn ánh sáng mặt trời chiếu đến mặt trăng, và mặt trăng lọt vào phần tối của địa cầu. Dù bị chắn, một số ánh sáng vẫn đến được chị Hằng sau khi đi qua khí quyển Trái đất. Trong quá trình này, khí quyển Trái đất lọc đa số ánh sáng xanh, nên mặt trăng sẽ có màu đỏ khi hiển thị trên bầu trời đêm.

Sự chênh lệch về độ dài của nguyệt thực là do bóng của Trái Đất khá lớn. Nếu Mặt Trăng đi qua gần khu trung tâm của vùng bóng tối (umbra) nghĩa là Mặt Trăng sẽ mất nhiều thời gian để đi qua đó. Nó sẽ ở sau bóng của Trái Đất lâu hơn nên nguyệt thực toàn phần kéo dài. Còn nếu Mặt Trăng chỉ đi qua rìa của umbra thì nguyệt thực sẽ ngắn.

Đây là nguyệt thực toàn phần lần thứ hai diễn ra trong năm, lần trước là ngày 31/1. Sau sự kiện này thì phải đến tháng 5/2021 và tháng 11/2022 Việt Nam mới lại được chứng kiến.

Vũ An (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.16647 sec| 621.797 kb