Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Sắp tới, mức đóng BHYT sẽ tăng mạnh và giảm mức hỗ trợ BHYT theo hộ gia đình

Sắp tới, mức đóng BHYT sẽ tăng mạnh và giảm mức hỗ trợ BHYT theo hộ gia đình
Tại dự thảo luật BHYT sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất điều chỉnh tăng mức đóng BHYT và giảm mức hỗ trợ đối với các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Ngày 12/12, Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2015-2019 và xin ý kiến dự thảo Luật BHYT sửa đổi đã được tổ chức tại Hà Nội.

Sắp tới, mức đóng BHYT sẽ tăng mạnh và giảm mức hỗ trợ BHYT theo hộ gia đình
Luật BHYT sửa đổi đang được lấy ý kiến có nhiều thay đổi về quyền lợi của người tham gia BHYT. (Ảnh minh họa)

Một trong những điểm đáng chú ý tại dự thảo (lần 1) Luật BHYT sửa đổi này là mức đóng BHYT hàng tháng được đề nghị điều chỉnh tăng bằng 6% tiền lương tháng (hiện mức đóng là 4,5%), trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3.

Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định thì mức đóng bằng 6% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản.

Cũng tại dự thảo Luật BHYT sửa đổi này, tất cả thành viên thuộc hộ gia đình phải tham gia cùng một thời điểm (thay vì có thể tham gia từng cá nhân như hiện nay). Mức đóng BHYT của người thứ nhất tối đa bằng 6% lương cơ sở và từ người thứ hai trở đi đóng bằng 80% mức đóng của người thứ nhất.

Theo quy định hiện hành, mức đóng BHYT trong giai đoạn hiện nay được Chính phủ quy định bằng 4,5% mức lương cơ sở. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Một trong những thay đổi liên quan đến quyền lợi của người tham gia BHYT tại dự thảo này, khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến chỉ được thanh toán 95% chi phí thay vì 100% như hiện hành.

Liên quan đến việc cấp thẻ BHYT trong dự thảo này thời hạn cấp thẻ cho người dân trong trường hợp mất thẻ sẽ là 7 ngày, tuy nhiên nội dung "trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT" không được đưa vào nội dung dự luật.

Điểm mới nữa của dự thảo là sẽ có BHYT bổ sung, với hình thức tương tự như các BHYT tư nhân. Đây sẽ là hợp đồng tự nguyện giữa cơ quan bảo hiểm và cá nhân, cho phép khách hàng hưởng tương xứng với mức đóng.

Quỹ BHYT bổ sung sẽ độc lập và tự chủ hoàn toàn về tài chính với quỹ BHYT hiện hành.

Ngoài ra, dự thảo luật BHYT cũng đề xuất thành lập một cơ quan giám định BHYT độc lập, tách khỏi BHXH Việt Nam để tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Theo dự kiến, luật BHYT sửa đổi sẽ có hiệu lực từ năm 2022.

Theo thống kê, tỉ lệ tham gia BHYT đã tăng từ 71,3% dân số năm 2014 lên 89,8% dân số năm 2019, vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao (đến 2020 đạt 80% dân số tham gia BHYT).

Năm 2018 cả nước có 176 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT. Tính đến hết tháng 11/2019, số thu BHYT ước đạt 84.93 tỷ đồng, chi khám chữa bệnh BHYT ước 9.938 tỷ đồng. Đến cuối năm 2018, quỹ dự phòng còn khoảng 37.000 tỷ đồng.

 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

Tags:
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.40692 sec| 634.852 kb