Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Siêu thị Con Cưng liệu có trở thành Khaisilk thứ 2?

Siêu thị Con Cưng liệu có trở thành Khaisilk thứ 2?
Rất có thể Con Cưng làm giả chính thương hiệu của mình. Ban đầu đơn vị này sản xuất sản phẩm có chất lượng, nhưng sau một thời gian, công ty lại gom hàng trôi nổi, không rõ xuất xứ về gắn nhãn, mác, logo... của chính đơn vị lên.

này rất khó để phân biệt đâu là sản phẩm thật, đâu là sản phẩm làm giả.

Đó là ý kiến của Trần Đình Dũng, đoàn Luật sư TP.HCM về những lùm xùm liên quan đến chuỗi siêu thị mẹ và bé mang thương hiệu Con Cưng thời gian gần đây.

PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Đình Dũng để rõ hơn về thủ đoạn này.

Siêu thị Con Cưng liệu có trở thành Khaisilk thứ 2?
Luật sư Trần Đình Dũng.

PV: Thưa luật sư, trong trường hợp doanh nghiệp thu gom các sản phẩm, hàng hóa trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ và gắn nhãn mác của họ hoặc các thương hiệu nổi tiếng khác để bán cho người thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Đình Dũng: Trường hợp công ty thu gom các sản phẩm, hàng hóa trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ và gắn nhãn mác của họ hoặc các thương hiệu nổi tiếng khác để bán cho người tiêu dùng là hành vi buôn bán hàng giả.

Hiện nay, theo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Điều 192 quy định về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm . Tùy theo mức độ và số lượng vi phạm sẽ có hình thức xử lý phù hợp. Tuy nhiên, chỉ cần phát hiện trường hợp thu lợi bất chính trên 50 triệu đồng thì đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự rồi, không cần phải nhiều.

PV: Thủ đoạn, cách làm này có phổ biến trên thị trường hay không?

Luật sư Trần Đình Dũng: Vụ việc của Con Cưng, nếu kết luận từ cơ quan chức năng là sai phạm thì có phần giống với vụ Khaisilk mới đây, khi lấy nhãn mác của chính họ dán lên cho sản phẩm không phải của họ.

Đây không phải là hàng thật của họ sản xuất mà thực chất là nhập khẩu hoặc thu gom hàng hóa từ nơi khác, sau đó về gắn nhãn mác của họ lên, không đúng với mẫu mã công bố.

Ví dụ như thú nhồi bông của Con Cưng, họ phải công bố rõ ràng là được sản xuất , đơn vị nhập khẩu, đơn vị phân phối... thì mọi người sẽ rõ. Tuy nhiên, nếu lấy hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, sau đó gắn nhãn mác của họ thì đó là hành vi làm giả. Đây là hành vi buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, để có kết luận chính thức thì vẫn phải chờ cơ quan chức năng.

Siêu thị Con Cưng liệu có trở thành Khaisilk thứ 2?
Có dấu hiệu cho thấy, sản phẩm của Con Cưng đã bị cắt nhãn mác cũ.

PV: Nếu khách hàng từng mua sản phẩm của Con Cưng, khi có kết luận sai phạm của cơ quan chức năng thì có cách gì để đòi bồi thường hay khiếu nại - khiếu kiện?

Luật sư Trần Đình Dũng: Nếu có kết luận và xác định được các sản phẩm đó là giả thì những người đã mua sản phẩm, hàng hóa của công ty này có thể yêu cầu bồi thường dân sự, gồm 2 phần.

Thứ nhất là đòi bồi thường về tổn thất tinh thần do mua phải hàng không đúng như công bố, cam kết mà đó là hàng giả.

Thứ hai, đòi bồi thường lại sản phẩm mà chính họ đã mua. Tuy nhiên, luật thì quy định như vậy nhưng yêu cầu những người trước đây đã mua hàng để thực hiện các công việc này thì họ rất ngại.

Dù về chứng từ, pháp lý thì tôi cho rằng vẫn còn nhiều người lưu giữ, vì sản phẩm, hàng hóa của Con Cưng rất nhiều loại có giá trị trên 1 triệu đồng, trong đó có cả giấy bảo hành.

PV: Với một số doanh nghiệp khi bắt đầu khẳng định được thương hiệu, lại làm ăn gian dối, đánh lừa và móc túi người tiêu dùng. Luật sư đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Luật sư Trần Đình Dũng: Hiện nay, mọi người phải trở thành những người tiêu dùng khôn ngoan. Khi mua hàng phải đọc kỹ và kiểm tra các thông số của sản phẩm. Đặc biệt là trong môi trường công nghệ số thì mọi thứ đang trở nên rõ ràng và dễ kiểm tra hơn đối với hàng hóa công bố và hàng hóa bán thực tế trên thị trường.

Tuy nhiên, cái khó nhất là trường hợp các doanh nghiệp làm giả sản phẩm, hàng hóa của chính họ, giống như Khaisilk hay Kềm Nghĩa, Khoá Minh Khai trước đây. Đây là cái khó nhất cho người tiêu dùng, ngay cả trong việc dùng các thiết bị thông minh để kiểm tra mã hàng hóa thì cũng rất khó phát hiện.

Siêu thị Con Cưng liệu có trở thành Khaisilk thứ 2?
Mới đây lực lượng quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra khoảng 70 cửa hàng, siêu thị Con Cưng.

Khi các doanh nghiệp đầu tư kinh phí để làm bộ công cụ thương hiệu nhận diện (nhãn, mác, logo...) và . Ban đầu thì họ làm với sản phẩm có chất lượng, sau một thời gian lại gom hàng trôi nổi, không rõ xuất xứ về gắn nhãn, mác, logo... của chính họ lên sản phẩm, hàng hóa đó thì rất khó để biết được đâu là sản phẩm thật, đâu là sản phẩm làm giả. Trong khi đó, bộ công cụ nhận diện thương hiệu lại là của chính họ...

Đây là thủ đoạn hết sức tinh vi và Bộ luật Hình sự cũng quy định tội này sự rất nặng.

 

Vẫn chưa có câu trả lời từ Con Cưng

Ngày 25/7/2018, trả lời PV, đại diện pháp lý công ty CP Con Cưng cho biết: "Chúng tôi luôn cam kết kinh doanh tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế, đồng thời, luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Hiện tại, Con Cưng đang phối hợp làm việc cơ quan chức năng cho các sự việc vừa qua và sẽ có thông tin chính thức gửi đến quý báo khi có kết quả làm việc với các cơ quan này".

Dương Thanh Tùng

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.15406 sec| 646.391 kb