Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Sinh mổ lần 3 sản phụ vỡ tử cung suýt mất mạng

Sinh mổ lần 3 sản phụ vỡ tử cung suýt mất mạng
Theo các bác sĩ, vỡ tử cung là tai biến sản khoa rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và sản phụ. Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong.

Vừa qua bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đã cấp cứu thành công cho một sản phụ vỡ tử cung nguy kịch, cứu sống sản phụ và thai nhi.

Theo thông tin tối 26/1, bác sĩ chuyên khoa II Đặng Thuận Minh, Trưởng khoa Phụ I, trực thường trú Phụ sản Hải Phòng đã cùng ê-kíp mổ xử trí thành công ca vỡ tử cung, cứu sống sản phụ và thai nhi.

Trước đó, sản phụ Tống Hương Uyên (27 tuổi, Lê Chân, Hải Phòng) được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng vỡ ối, âm đạo nhiều máu. Sau hội chẩn, sản phụ Uyên được chẩn đoán vỡ tử cung, chuyển dạ đẻ lần 3, thai 39 tuần, vết mổ đẻ cũ 22 tháng. Sản phụ này được chuyển lên phòng mổ mổ cấp cứu.

Sinh mổ lần 3 sản phụ vỡ tử cung suýt mất mạng
Sinh mổ lần 3 sản phụ vỡ tử cung, suýt mất mạng.

BSCKII Đặng Thuận Minh, trực thường trú bệnh viện cùng kíp mổ BSCKII Nguyễn Thị Phương Loan (trực cột I), Ths Phan Thanh Lan (trực cột II) mổ cấp cứu, cứu sống sản phụ cùng thai nhi, cắt lọc chỗ vỡ, khâu bảo tồn tử cung. Sáng 27 tháng 01 năm 2019, sản phụ Uyên đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, mạch, huyết áp ổn định, tử cung co hồi tốt.

Vỡ tử cung là tai biến sản khoa, rất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và sản phụ, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây tử vong. Hiện tại, tình trạng mổ lấy thai rất nhiều, cho nên các sản phụ cần biết và quản lý thai kỳ trong quá trình .

Đối với các bà mẹ mang thai có tiền sử sẹo mổ cũ ở tử cung, nên đi khám thai định kỳ và phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa ngay nếu thấy dấu hiệu bất thường để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Theo các chuyên gia sản khoa, sản phụ khi mổ lấy thai đã có tiềm ẩn một số nguy cơ.
Về phía mẹ: nhiễm trùng (nhiễm trùng vết mổ, tiết niệu, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể dẫn đến cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu), khi phẫu thuật chạm phải bàng quang, ruột, khâu phải niệu quản, rò bàng quang – tử cung, rò bàng quang – âm đạo; chảy máu do chạm phải động mạch tử cung, đờ tử cung, rách thêm đoạn dưới; liệt ruột, bung vết mổ, thoát vị thành bụng và có thể gây tử vong cho mẹ.

Về phía con, trẻ dễ bị ngạt hay viêm phổi hơn, tử cung bị sẹo do cuộc mổ lần trước không tạo điều kiện để lá nhau bám tốt do đó việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng nuôi bào thai không đầy đủ làm thai phát triển không tốt và có nguy cơ chết thai. Các nguy cơ càng tăng lên đối với các lần mổ tiếp theo.
Thực tế không có quy định sinh mổ tối đa bao nhiêu lần, vì nó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ tuy nhiên các bác sỹ vẫn khuyến cáo nên mổ 2 lần, và rõ ràng càng mổ nhiều làn thì càng có nhiều "nguy cơ". Bên cạnh đó khoảng cách giữa các lần mổ với nhau tốt nhất từ 3 – 5 năm. 

T.G (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.17592 sec| 634.016 kb