Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Tài xế chạy 'sô' liên tục trước ngày xảy ra tai nạn 13 người chết

Tài xế chạy 'sô' liên tục trước ngày xảy ra tai nạn 13 người chết
"Trước ngày bị tai nạn, do là Chủ nhật nên Cường chạy sô liên tục. Có lẽ do mệt nên Cường không làm chủ được tốc độ mới xảy ra chuyện như vậy",

Liên quan đến vụ tai nạn thảm khốc làm 13 người chết và 4 người bị thương, ông Phạm Bá Chẩn (SN 1969, trú thôn Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) - người đứng tên chủ sở hữu chiếc xe rước dâu gặp nạn, cho hay chiếc xe khách BKS 75B-000.52 được ông mua từ một người ở TP.HCM. 

Sau khi mua, ông đưa xe về Huế làm thủ tục sang tên và đổi biển số xe. Chiếc xe này sau đó được ông Chẩn sử dụng để tham gia hợp tác xã vận tải có tên là Thành Công ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tài xế chạy 'sô' liên tục trước ngày xảy ra tai nạn 13 người chết
Cô dâu khóc ngất trước sự ra đi của chồng sắp cưới. 

Đến năm 2016, sau khi tham gia hợp tác xã khoảng 6 năm, ông bán lại xe cho anh Lê Ngọc Cường (cùng trú xã Phong Bình) với giá 228 triệu đồng để mua chiếc xe khác đời mới hơn. Trước khi mua chiếc xe của ông Chẩn, anh Cường làm nghề lái xe thuê. Khi dồn được một số vốn kha khá, anh Cường mua chiếc xe để ra làm ăn riêng.

Khi bán xe, giữa ông Chẩn và anh Cường đã làm giấy tờ mua bán với sự xác nhận của chính quyền địa phương.

Theo ông Chẩn, sau khi bán xe, ông đã nhiều lần nhắc nhở anh Cường làm thủ tục sang tên đổi chủ sở hữu tài sản. Lần gần nhất khi ông nhắc chuyện này thì anh Cường nói đã sang tên người sở hữu xe. 

Ông Phạm Quang Hồng, Trưởng phòng Quản lý vận tải đăng kiểm – Sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho hay xe ô tô BKS 75B – 000.52 theo giấy tờ đăng ký thuộc quyền sở hữu của ông Phạm Bá Chẩn (trú TP Huế). Đây là xe Mercedes sản xuất năm 2004. Chiếc xe có lần đăng kiểm là ngày 2/4/2018 và còn thời hạn đến 1/10/2018.

Tuy nhiên, ông Hồng cho hay, qua xác minh, ông Chẩn đã bán lại chiếc xe này cho tài xế Lê Ngọc Cường từ năm 2016. Việc mua bán trao đổi giữa 2 người có giấy tờ xác nhận của chính quyền địa phương nhưng không làm thủ tục thay tên đổi chủ.

Theo ông Hồng, thời điểm xảy ra vụ tai nạn, tài xế Cường không có giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải.

Người thân trong gia đình Cường cho biết, tài xế này không bài bạc, rượu chè và rất chí thú làm ăn. Cường đã có vợ và 2 con nhỏ 1 và 3 tuổi.

Tài xế chạy 'sô' liên tục trước ngày xảy ra tai nạn 13 người chết
Chiếc xe chở khách hư hỏng nặng sau vụ tai nạn

"Trước ngày bị tai nạn, do là Chủ nhật nên Cường chạy sô liên tục. Chiều 29/7, Cường chở một đoàn khách vào Đà Nẵng đám cưới rồi chở ngược lại. Đêm đó, Cường tiếp tục cầm lái chở gia đình anh Long.

Có lẽ do mệt nên Cường không làm chủ được tốc độ mới xảy ra việc như vậy", một người thân của Cường cho hay.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, khi đến hiện trường kiểm tra, chỉ đạo xử lý vụ tai nạn đã đưa ra nhận định về nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc. Theo ông Thể, chiếc xe container đi với tốc độ 51km/h và đúng làn đường. 

"Tài xế xe khách có thể đã ngủ gật, không làm chủ được tốc độ và phương hướng. Hai xe đụng nhau với tốc độ rất lớn nhưng xe container đi chậm.

Tài xế được gia đình thuê riêng. Xe di chuyển quãng đường xa nên có thể tài xế chưa quen chạy đường trường ảnh hưởng tới giấc ngủ", ông Thể nói.

Anh Huy (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.15183 sec| 634.156 kb