Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm đạt mức cao nhất trong 8 năm qua

Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm đạt mức cao nhất trong 8 năm qua
GDP 9 tháng đầu năm nay tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2011.

Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - 9 tháng năm 2018, sáng 28/9, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2018 đạt 6,98% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 8 năm qua.

Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm đạt mức cao nhất trong 8 năm qua
Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2018.

 Cụ thể, GDP quý III ước tính tăng 6,88% so với cùng kỳ năm trước. Tổng cục Thống kê đánh giá mức tăng này thấp hơn mức 7,45% của quý I nhưng cao hơn mức tăng 6,73% của quý II, điều đó cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng.

Trong đó, khu vực nông lâm thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn từ 2012 - 2018, từng bước khẳng định việc chuyển đổi cơ cấu ngành đã có hiệu quả. Ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,78%, mức tăng cao nhất trong 6 năm qua. Khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì mức tăng khá.

Tính chung 9 đầu năm, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 trở về đây. Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,65%, đóng góp 8,8% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,89%, đóng góp 48,7%; khu vực dịch vụ tăng 6,89%, đóng góp 42,5%.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là điểm sáng và là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu cũng đạt mức gần 179 tỷ usd tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái và có tới 26 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Điều này cho thấy độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn; một mặt tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam đến với thị trường quốc tế nhiều hơn nhưng cũng cho thấy nguy cơ bị ảnh hưởng từ các biến động bên ngoài sẽ ngày càng nhiều hơn.

Tính chung 9 tháng, cả nước có 96.611 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 963,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% về số doanh nghiệp và tăng 6,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10 tỷ đồng, tăng 3,8%. Nếu tính cả 1.881,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 9 tháng năm 2018 là 2.845,3 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu kinh tế khác đã cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế: Theo của Nikkei, tâm lý kinh doanh vẫn rất lạc quan khi chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) luôn ở mức mở rộng. Chỉ số này tăng từ mức 51,6 điểm trong tháng 3, đạt đỉnh 55,7 điểm trong tháng 6 và giữ ở mức cao 53,7 điểm trong tháng 8. 

này báo hiệu sự cải thiện mạnh mẽ sức khỏe của lĩnh vực sản xuất và các điều kiện kinh doanh đã tăng suốt từ tháng 1 năm 2016. Ngoài ra, đầu tư của khu vực tư nhân dự kiến được hưởng lợi từ việc Việt Nam đã tăng 14 bậc trong Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới năm 2018. Theo Nikkei, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tiếp tục tăng trong tháng 8 nhưng mức độ tăng nhỏ hơn so với tổng số lượng đơn đặt hàng mới. 

H.a (Tổng Hợp)

 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.17983 sec| 633.969 kb