Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Thêm 3 vắc xin mới đưa vào TCMR phòng bệnh cho trẻ nhỏ

Thêm 3 vắc xin mới đưa vào TCMR phòng bệnh cho trẻ nhỏ
Ngày 27/3, Bộ Y tế có thông báo chính thức cho biết, sẽ có các vắc xin mới phòng các bệnh cho trẻ nhỏ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, giúp phòng các bệnh nguy hiểm gây dịch.

Trước mắt, từ tháng 4, vắc xin sởi - rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, sẽ được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng. Trong tháng 3 này, vắc xin này được đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bước đầu triển khai tại 4 tỉnh, kết quả thu được cho thấy tính an toàn, hiệu quả.

Thêm 3 vắc xin mới đưa vào TCMR phòng bệnh cho trẻ nhỏ
Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để tăng khả năng phòng bệnh. 

Thứ hai, vắc xin bại liệt tiêm (IPV): Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000 và bảo vệ thành quả trong hơn 17 năm qua. Để tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt đạt được, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với tiếp tục cho trẻ 2,3,4 tháng tuổi uống 3 liều vắc xin bại liệt bOPV (vắc xin bại liệt 2 tuýp), Bộ Y tế sẽ đưa vắc xin tiêm IPV cho trẻ 5 tháng tuổi vào chương trình TCMR từ tháng 8/2018.

Liên quan đến vắc xin phối hợp “5 trong 1” phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (Quinvaxme), Bộ Y tế cho biết, trong hơn 7 năm qua, chương trình tiêm chủng mở rộng đã sử dụng vắc xin Quinvaxem để tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi. Hiện, nhà sản xuất Berna Biotech (Hàn Quốc) đã ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem, số vắc xin Quinvaxem còn lại dự kiến sẽ sử dụng đến hết tháng 5 tới trên quy mô toàn quốc.

Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem bằng loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh. Theo kế hoạch, loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 này sẽ được đưa vào sử dụng trên quy mô nhỏ tại 04 tỉnh, sau đó sẽ đưa vào sử dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc vào cuối quý II năm 2018.

Vắc xin Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong chương trình TCMR cùng với việc chuyển đổi sử dụng loại vắc xin phối hợp 5 trong 1.

Tú An (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.18062 sec| 630.25 kb