Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bộ Công thương ‘vấp nhưng chưa ngã’

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bộ Công thương ‘vấp nhưng chưa ngã’
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết của ngành Công thương sáng 15/1, Thủ tướng Ngyễn Xuân Phúc cho hay: “Tôi đã từng nói Bộ Công Thương có vấp những chưa ngã”.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh những thành quả của ngành công thương đã đạt được trong năm vừa qua. Thủ tướng Nguyễn Xuân nêu: “Tôi đã từng nói Bộ Công Thương có vấp những chưa ngã. Các đồng chí đã thực hiện rất quyết liệt các nhiệm vụ, đóng góp nhiều mặt cho sự phát triển của đất nước”.

Thủ tướng cho hay Bộ Công Thương đã biết gạt bỏ lợi ích cục bộ, trở thành Bộ tiên phong trong việc cắt giảm thủ tục hành chính, năng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với đề xuất cắt bỏ hàng loạt thủ tục điều kiện kinh doanh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bộ Công thương ‘vấp nhưng chưa ngã’
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Cũng tại buổi tổng kết, bộ Công Thương cho rằng, năm 2017 là một năm nhiều thử thách nhưng cũng là năm đánh dấu bước chuyển khá căn bản của ngành Công Thương trong quá trình đổi mới và tái cơ cấu ngành.

Bộ Công Thương đã tiến hành những bước cải cách mạnh mẽ trên quan điểm toàn diện: Từ cải cách tổ chức bộ máy, thu gọn đầu mối từ 35 đơn vị xuống còn 30 đơn vị trực thuộc Bộ; thực hiện lộ trình cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh không còn phù hợp (chiếm 55,3% tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của bộ Công Thương); xóa bỏ khoảng 420 mã trong tổng số 720 mã HS phải kiểm tra trước thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của bộ Công Thương, đạt tỷ lệ xóa bỏ lên tới 58,3%; cắt giảm và đơn giản hóa 183 trong tổng số 451 thủ tục hành chính của Bộ (trong đó cắt giảm 49 TTHC, đơn giản hóa 134 TTHC); triển khai 161 trong tổng số 298 dịch vụ công trực tuyến của Bộ ở cấp độ 3 và cấp độ 4 thông qua một cổng dịch vụ công trực tuyến thống nhất của bộ Công Thương…

Về công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, bộ Công Thương cho hay, Bộ đã thoái vốn rất thành công tại tổng công ty Sabeco và đang tiến hành thoái vốn tại một số doanh nghiệp lớn như công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, PVoil, PV Power.

Bộ Công Thương cũng đã khẩn trương hoàn thiện Đề án xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc Ngành và triển khai thực hiện đạt kết quả tốt. Đến nay 5 nhà máy đã đi vào sản xuất, khắc phục dần thua lỗ, các dự án đều đã có lộ trình xử lý cụ thể.

Thủ tướng đánh giá: "Ngành Công Thương đã vấp nhưng chưa ngã, ngược lại đã vươn lên mạnh mẽ. Năm nay, tại Hội nghị này tôi có thể thấy rằng, ngành Công Thương đã có những bước vươn lên quyết liệt và vững chắc”.

Thủ tướng cũng biểu dương thương vụ Sabeco, cho rằng đây là một hình mẫu, một khuôn khổ cho cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.

Về những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai trong năm 2018, Thủ tướng đề nghị ngành Công Thương lưu ý những vấn đề sau:

- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19, 35, đặc biệt là Nghị quyết 01 năm 2018 của Chính phủ ngay từ những ngày đầu, tháng đầu. Như trong , các đồng chí đã xây dựng Chương trình hành động để thực hiện các Nghị quyết này, đã xác định nhiệm vụ cụ thể, phân giao cho từng đơn vị, từng đồng chí Lãnh đạo Bộ theo dõi, chỉ đạo nhưng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý những vấn đề thực tiễn phát sinh. Lấy doanh nghiệp làm đối tượng, lấy nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho hàng hóa Việt Nam làm tiêu chí để triển khai thực hiện.

- Thứ hai, phải nỗ lực tập trung để đẩy nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu trong ngành Công Thương gắn với Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư. Trong đó phải lấy chất lượng và đi vào chiều sâu của tái cơ cấu là nguyên tắc căn bản của tái cơ cấu.

- Thứ ba, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đây là vấn đề cốt lõi để chúng ta có thể nâng cao được giá trị giá tăng của sản phẩm, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Thứ tư, các cân đối vĩ mô cần phải được đảm bảo, trong trung và dài hạn, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, không để tình trạng thiếu điện, thiếu hàng hóa, sản phẩm hàng hóa ngày càng được nâng cao hơn nữa, có nhiều hàng hóa trở thành những thương hiệu mạnh nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu tầng lớp nhân dân. Điều này vừa thúc đẩy sản xuất phát triển, vừa hạn chế được nhập khẩu.

- Thứ năm, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, làm trụ đỡ cho tăng trưởng kinh tế, trong đó chú trọng hoàn thiện hệ thống phân phối. Triển khai khẩn trương việc tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường theo mô hình mới gắn với thay đổi phương thức hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng quản lý thị trường.

P.V (Tổng hợp)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.17578 sec| 646.133 kb