Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Tinh giản biên chế: Không mạnh tay sẽ còn nan giải

Tinh giản biên chế: Không mạnh tay sẽ còn nan giải
Tinh giản biên chế là việc cần làm để bộ máy hoạt động nhẹ nhàng và hiệu quả hơn nhưng trên thực tế lại là bài toán không hề đơn giản. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, để tinh giản thành công cần phải “mạnh tay” hơn nữa.

Năm 2018, Chính phủ ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó, Chính phủ nhấn mạnh nội dung sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó; điều chỉnh dứt điểm các vấn đề còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan trong hệ thống tổ chức nhà nước; gắn với tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức viên chức. Tiến hành sáp nhập, giải thể đơn vị, bộ máy hoạt động không hiệu quả.

Tuy nhiên, trên thực tế đây là bài toán khó với nhiều địa phương bởi mâu thuẫn thuẫn giữa chuẩn, tăng chất lượng. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, để tinh giản thành công cần phải “mạnh tay” hơn nữa.

Tinh giản biên chế: Không mạnh tay sẽ còn nan giải

Thừa vẫn thừa - thiếu cứ thiếu

Một trong những ví dụ sống động về việc các địa phương lúng túng khi thực hiện tinh giản biên chế, đặc biệt là đối với ngành giáo dục như sau:

Tại Hà Tĩnh, giáo viên (GV) tiểu học về văn hóa đã thiếu 343 người, còn GV tiếng Anh thiếu 123 người, thiếu chung toàn tỉnh nhưng có huyện lại đang... thừa. Cụ thể, huyện Hương Khê đang thừa 59 người, huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh thiếu hàng trăm người.

Thế nhưng, khi có yêu cầu sắp xếp lại đội ngũ trong đó có việc điều chuyển GV dôi dư từ huyện này sang huyện khác thì lãnh đạo hai sở Nội vụ và GDĐT lại đề nghị không thực hiện việc điều chuyển với lý do sẽ gây xáo trộn, ảnh hưởng đến GV khi lâu nay họ đã có nhà cửa, cuộc sống ổn định gần nơi mình công tác.

Đông nhưng không mạnh

Một vấn đề khác là dù lực lượng công chức đông nhưng không mạnh.

Đánh giá về việc này, ông Lê Văn Cuông - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa khóa XI, XII - cho biết: “Hiện nay lực lượng cán bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập đông nhưng không mạnh. Số người làm việc tích cực chỉ chiếm 1/3, 1/3 số người thuộc diện “cầm tay chỉ việc”, còn lại rơi vào tình trạng “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Số lượng đội ngũ trong thời gian qua cũng tuyển dụng nhiều quá, không những không tinh giản biên chế mà còn khiến biên chế phình to mà “chất” chưa đáp ứng yêu cầu. Chúng ta đang làm cuộc cách mạng đổi mới cả về lượng và chất, giảm lượng cán bộ công chức, viên chức đi cho tinh gọn nhưng lại tăng chất lượng lên. Vấn đề mấu chốt là triển khai thực hiện. Việc này vấp phải khó khăn vì đụng chạm lợi ích, đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của con người. Tuyển vào thì dễ chứ giảm thì khó.”

Cần mạnh tay trong việc tinh giản

Về việc tinh giản bộ máy sự vụ, Nguyên Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá Lê Văn Cuông đề xuất, muốn sắp xếp lại các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan sự nghiệp công lập nói riêng được gọn nhẹ và có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thì phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó, phải xác định chặt chẽ các vị trí làm việc, từng vị trí đó cần bao nhiêu nhân lực. Từ đó, cần cố định mức nhân sự và mức lương. Nếu tiết kiệm được lao động, hiệu quả công việc tăng lên thì thu nhập tăng, ngược lại thì nhận lương ít đi.

Ngoài ra, cần xác định tầm quan trọng của các đơn vị sự nghiệp công đối với . Những đơn vị không cần thiết, thừa thãi, tồn tại cũng được không có cũng không sao thì có thể sáp nhập thậm chí chuyển đổi, giải thể.

Chúng ta cần sắp xếp lại toàn bộ hệ thống trường học và cơ sở y tế. Ví dụ như ngành y tế có thể xem xét không phải đơn vị nào cũng cần thiết có trạm y tế xã hay trung tâm này trung tâm kia của cấp huyện nếu cùng là chức năng phòng chống bệnh, dịch, khám, chữa bệnh... Bên giáo dục cũng không nhất thiết xã nào cũng phải có trường. Các đơn vị gần nhau hay sát với trung tâm huyện có thể sáp nhập lại.

Đồng quan điểm, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ chúng ta không làm kiên quyết và triệt để. Hiện cả nước có khoảng 58.000 đơn vị sự nghiệp công lập với 2,5 triệu biên chế. Gần 70% ngân sách nhà nước chi thường xuyên mà cơ bản là dành để trả lương cho công chức, viên chức. 70% đội ngũ viên chức thuộc ngành giáo dục, sau đó số lượng lớn thứ 2 là ngành y tế.

Theo ông Dĩnh, trong điều kiện hiện tại, không còn cách nào khác là phải áp dụng nhiều biện pháp. Chúng ta vẫn phải đảm bảo dịch vụ công đối với người dân, đòi hỏi chất lượng ngày càng tăng lên nhưng vẫn phải “mạnh tay” tinh giản biên chế. Biện pháp là sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập mà trước hết là ngành giáo dục bằng việc sắp xếp lại các trường, kể cả giáo dục dạy nghề, hướng nghiệp, các ban quản lý, trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm của nhà nước hay các tổ chức đoàn thể từ huyện, tỉnh, trung ương đều có sự chồng chéo. Ngoài ra, cần quyết liệt trong loại bỏ khỏi bộ máy những người không làm được việc. Cùng với đó, chú trọng xã hội hóa trong các lĩnh vực, để người dân tham gia vào các dịch vụ công, tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

TS Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) - cho biết, trong quy hoạch phát triển ngành y tế đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, ngành y tế sẽ tiến hành sáp nhập các đơn vị có cùng chức năng nhiệm vụ tương đồng thành;

Ngành đã quán triệt khi sáp nhập tổ chức lựa chọn thì phải lựa chọn những người có năng lực thật sự tốt để tiếp tục giữ chức vụ trong tổ chức mới. Số còn lại sẽ xem xét tinh giản theo hướng, một số người sẽ làm chuyên môn hoặc điều chuyển sang vị trí khác.

P.V (Tổng hợp)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.14760 sec| 646.188 kb