Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Tổng bí thư thăm hầm bí mật chứa vũ khí đánh dinh Độc Lập năm 1968

Tổng bí thư thăm hầm bí mật chứa vũ khí đánh dinh Độc Lập năm 1968
Sau khi dự lễ kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 vào sáng 31/1, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo TP.HCM tới thăm căn hầm bí mật chứa vũ khí đánh Dinh Độc Lập của gia đình ông Trần Văn Lai.

Ông Năm Lai (còn có bí danh Mai Hồng Quế) đã mất năm 2002. Tiếp đón và trực tiếp làm "hướng dẫn viên" cho Tổng bí thư là bà Năm Lai cùng các con cháu. Ngoài ra còn có ông Bảy Hôn (tức Phan Văn Hôn), chiến sĩ biệt động từng tham gia cuộc tấn công dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 50 năm trước.

Tổng bí thư thăm hầm bí mật chứa vũ khí đánh dinh Độc Lập năm 1968

Căn nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu (phường 5, quận 3, TP.HCM) này là nơi vợ chồng ông Năm Lai đã xây dựng một hầm bí mật từ năm 1965.

Tại đây, Tổng Bí thư đi thăm hỏi các nhân chứng lịch sử về quá trình đào hầm cũng như việc vận chuyển vũ khí từ ngoại thành vào kho cất giấu, chuẩn bị cho cuộc tấn công.

Bà Đặng Thị Thiệp (vợ Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Lai, bí danh Năm Lai) đã kể lại câu chuyện chồng mình bí mật đào hầm và vận chuyển vũ khí cho đến năm 1968 với Tổng Bí thư. Theo lời kể của bà Năm Lai, trong số 8 chuyến chở vũ khí về đây cất giấu, chồng bà đã trực tiếp đi 3 chuyến. Tổng cộng số vũ khí trong hầm đến thời điểm 1968 là hơn 2 tấn, mà theo lời ông Bảy Hôn là "đủ đánh một trận lớn".

Tổng bí thư thăm hầm bí mật chứa vũ khí đánh dinh Độc Lập năm 1968

Hầm vũ khí tuyệt đối bí mật tại nhà số 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu (phường 5, quận 3, TPHCM ngày nay). Khi đó, được sự thống nhất của chỉ huy đơn vị, với vỏ bọc là nhà thầu khoán Dinh Độc Lập, ông Năm Lai đã 3 căn nhà liền kề để tiến hành sửa sang, xây hầm bí mật.

Ngoài căn hầm bí mật với lối vào từ nắp hầm ở phòng khách, ông Lai còn đào thêm căn hầm bên cạnh rộng hơn, chuẩn bị tập kết vũ khí. Song khi ấy chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 nổ ra nên công việc dừng lại. Suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông Năm Lai còn mua nhiều căn nhà khác để đào hầm nuôi giấu cán bộ, làm hộp thư bí mật....

Chính từ căn hầm này, đêm mùng 1 rạng mùng 2 Tết Mậu Thân, các chiến sĩ biệt động đội 5 đã tập kết về đây nhận vũ khí và xuất phát tiến công vào dinh Độc Lập - cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn.

Tổng bí thư thăm hầm bí mật chứa vũ khí đánh dinh Độc Lập năm 1968

Tuy nhiên, khi các chiến sĩ biệt động bị bắt, địch cho người đến bắn phá căn nhà này vì nghi ngờ đây là nơi trú ngụ của đội biệt động. Sau chiến dịch Mậu Thân, ông Năm Lai bị tịch thu toàn bộ nhà cửa, tài sản.

Giải phóng hoàn toàn miền Nam, con trai ông Năm Lai đã mua lại những ngôi nhà này và phục dựng lại hầm bí để mọi người đến thăm quan.

Hiện căn hầm vẫn còn trưng bày nhiều hình ảnh, các loại vũ khí, có cả những vật dụng như chiếc xe gắn máy mà đội 5 biệt động sử dụng trong trận tấn công dinh Độc Lập.

Tổng bí thư thăm hầm bí mật chứa vũ khí đánh dinh Độc Lập năm 1968

Tổng Bí thư xúc động và bày tỏ lòng cảm phục với sự quả cảm, anh dũng của chiến sĩ biệt động thành. Ông đi tham quan căn hầm bí mật, vũ khí được trưng bày nơi đây và nghe kể về vũ khí chiến đấu của lực lượng biệt động Sài Gòn – Gia Định. Tổng Bí thư cũng đánh giá cao công tác bảo quản vũ khí, kỷ vật sau hàng chục năm.

Sau khi tham quan kiến trúc ngôi nhà lịch sử, Tổng Bí thư mong muốn gia đình bà Đặng Thị Thiệp cố gắng gìn giữ và phát huy khu di tích độc đáo, nơi gắn liền với chiến công của biệt động Sài Gòn trong trận Xuân Mậu Thân 1968.

Tổng bí thư thăm hầm bí mật chứa vũ khí đánh dinh Độc Lập năm 1968

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc sức khỏe và động viên những người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã anh dũng chiến đấu trong trận Xuân Mậu Thân.

Theo Dân trí

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.15515 sec| 634.609 kb