Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Trẻ ăn dặm sớm không tốt như cha mẹ lầm tưởng

Trẻ ăn dặm sớm không tốt như cha mẹ lầm tưởng
Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng, ăn dặm sớm sẽ giúp bé mau lớn, cứng cáp. Theo các chuyên gia, đó là một sai lầm và có thể để lại những hậu quả đáng tiếc như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón hay thậm chí là suy dinh dưỡng về sau.  

Trẻ ăn dặm sớm không tốt như cha mẹ lầm tưởng
Nhiều cha mẹ lầm tưởng cho con ăn dặm sớm sẽ cứng cáp, bụ bẫm

Trẻ chỉ nên ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi

Hiện nay có không ít cha mẹ cho con ăn dặm sớm, thường từ 3,5 đến trước 4 tháng tuổi. Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng, ăn dặm sớm sẽ giúp bé mau lớn, cứng cáp và bụ bẫm. Một số bà mẹ thậm chí còn không mua bột ăn dặm bán sẵn mà tự dùng nước cháo, nước cơm để cho con tập ăn với suy nghĩ là chúng bổ dưỡng và lỏng nên dễ tiêu hóa.
Trước thực trạng này, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, độ tuổi ăn dặm của trẻ là tròn 6 tháng sau khi chào đời. Vì hệ tiêu hóa của trẻ trong những tháng đầu đời còn non kém, ăn dặm quá sớm khiến bé không thể tiêu hóa được thức ăn dẫn đến những tác hại như nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm tăng cân.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia, khuyên các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau đó bắt đầu cho trẻ ăn dặm bổ sung nhưng vẫn tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Ngoài việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường ruột thì cũng giúp trẻ tránh được nguy cơ tử vong do tiêu chảy cho tới năm trẻ 2 tuổi.
 

Trẻ ăn dặm sớm không tốt như cha mẹ lầm tưởng
Các mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ 6 tháng đầu đời và dùy trì it nhất 24 tháng tuổi

Tác hai của việc cho trẻ ăn dặm quá sớm

Cho trẻ ăn dặm quá sớm do nhiều yếu tố song chủ yếu bắt nguồn từ quan niệm sai lầm, thiếu khoa học của nhiều bố mẹ. Việc làm này vô tình để lại nhiều hậu quả nặng nề, đáng tiếc về sau cho trẻ.

1. Suy dinh dưỡng

Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ y tế trong nhiều năm gần đây, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi, thể nhẹ cân là 14,5%, thể thấp còi là 24,9%, thể gầy còm là 6,8% và thừa cân béo phì chiếm 4,8%. Đặc biệt, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số vẫn còn rất cao, điển hình là người Sán Dìu với 22,7% trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, một trong những lý do chính khiến tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao là do trẻ bị cai sữa sớm và ăn bổ sung sớm. Đây dường như là sai lầm phổ biến nhất của các bậc cha mẹ hiện nay.
Ở khoảng thời gian đầu, cha mẹ có thể thấy bé hứng khởi, nhưng hệ lụy về sau là chán ăn. Bé ăn dặm sớm tuy bụ bẫm nhưng vẫn có thể suy dinh dưỡng. Bởi ăn bột làm bé no bụng, và làm giảm cảm giác thèm bú, dẫn tới trẻ bú kém. Trong khi bột (tinh bột và một số chất dinh dưỡng khác) không thể giàu dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển của bé như sữa. Nếu trẻ bú kém mà lại ăn bột nhiều thì có thể sẽ bụ bẫm nhưng lại suy dinh dưỡng và còi xương do thiếu chất.

2. Rối loạn tiêu hóa

Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Nhi Đồng 1 TP. HCM cho biết, bác sĩ đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị táo bón hay tiêu chảy do cha mẹ cho ăn dặm sớm. Cụ thể là các bà mẹ mua thức ăn về xay nhuyễn và cho trẻ ăn khi chưa được 6
tháng tuổi. Lúc này do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa đủ men tiêu hóa để có thể xử lí các thức ăn tinh bột cùng nhiều thực phẩm khác, cho nên trẻ rất dễ bị nôn trớ, tiêu chảy hay táo bón.
 “Thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻ là khi các bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã đủ chức năng tiếp nhận thức ăn. Các biểu hiện để biết bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm là lưỡi của bé đẩy thức ăn ra, bé biết phản xạ xoay đầu theo hướng của thìa”, bác sĩ Phúc gợi ý.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên, trong quá trình cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên theo dõi các phản ứng của bé để phòng hiện tượng dị ứng thức ăn. Đồng thời cần theo dõi phân để biết bé có bị rối loạn tiêu hóa hay không, từ đó cân chỉnh lại các thành phần dinh dưỡng cho phù hợp.

3. Nguy cơ béo phì

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn dặm sớm cũng có thể khiến bé dễ bị béo phì. Lúc còn nhỏ, bé có thể bày tỏ thái độ không muốn ti mẹ bằng cách ngừng bú hoặc ngủ thiếp đi. Nhưng phải từ 5 – 6 tháng tuổi thì bé mới biết quay đầu từ chối thức ăn. Do vậy, dưới 6 tháng tuổi, bạn sẽ khó để nhận biết là trẻ có còn muốn ăn nữa hay không. Cũng vì lí do này mà nhiều bà mẹ thấy việc cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi là khá nhàn, vì bé ít quay ngang, quay dọc. Điều này dẫn tới việc lạm dụng bột ăn dặm cho con, khiến bé dễ bị thừa cân về sau.

Trẻ ăn dặm sớm không tốt như cha mẹ lầm tưởng
Trẻ ăn dặm sớm có nguy cơ béo phì

 4. Hại thận

Các nhà khoa học cho biết, dưới 4 tháng tuổi, tuyến nước bọt của trẻ chưa có đủ các enzyme cho việc tiêu hóa thức ăn. Từ tháng thứ 5 – 6 trở đi thì hệ tiêu hóa của bé mới bắt đầu tiết ra một enzyme có tên là amylase, cần thiết cho việc tiêu hóa bột ăn dặm.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy dưới 6 tháng tuổi, cơ thể trẻ khá khó khăn khi tiêu hóa chất béo. Trong trường hợp có những chất không tiêu hóa nổi thì sẽ được bài tiết theo phân ra ngoài. Những thức ăn giàu protein như trứng, thịt, hoặc sữa bò, nếu được cho ăn quá sớm thì sẽ gây hại thận.
Để ăn dặm không còn là nỗi ám ảnh của mẹ và bé thì NutriBaby là lựa chọn tối ưu, đáng tin cậy dành cho bé. Với dây chuyền công nghệ hiện đại và nguồn nguyên liệu chuẩn hóa Châu Âu NutriBaby cung cấp những dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa khỏe và hấp thu dinh dưỡng tối đa.
Tin rằng với những thông tin hữu ích trên mẹ có thêm thông tin khoa học chăm con tuổi ăn dặm, tạo bước đệm vững chắc cho trẻ từ những năm tháng đầu đời để trẻ lớn lên khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Để được về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, trẻ kém hấp thu hay sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).
 Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:
    http://nutribaby.vn/diem-ban.
    Fanpage:
-    https://www.facebook.com/nutribaby.vn/
-    https://www.facebook.com/nutribabyplus/\

PV

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.21987 sec| 646.367 kb