Nếu mẹ chưa biết phải làm sao khi con bị tiêu chảy thì hãy tham khảo bài viết sau để tích lũy thêm kinh nghiệm chăm con mẹ nhé!
Liều thuốc đầu tiên cho trẻ bị tiêu chảy chính là nước
Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ dễ bị mất một lượng nước lớn dẫn đến cơ thể suy nhược. Lúc này, mẹ nên bù nước cho bé bằng dung dịch oserol, nước cháo loãng hoặc nước gạo rang. Ngoài ra, mẹ cũng cần giữ gìn vệ sinh thân thể trẻ thật sạch, cung cấp nước lọc tinh khiết cho bé chứ không cho bé uống các loại nước ngọt, nước ép trái cây có chứa đường.
Mẹ lưu ý khi cho trẻ bù nước mẹ nên cho trẻ bù nước từ từ, cho trẻ uống nước từng ít một, cứ 15 phút cho trẻ uống một lần.
Liều thuốc thứ 2 là dinh dưỡng cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp bé hồi phục nhanh sau ốm. Nhiều bà mẹ thấy con đi tiêu nhiều nên sợ không cho bé ăn, không biết nên cho con ăn gì và không nên cho con ăn gì? Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ có cảm giác mệt mỏi, không hứng thú với bữa ăn và mẹ cũng lo lắng nên vô tình bỏ qua bữa ăn của trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài có nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng và thiếu chất trầm trọng.
Vì vậy, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho trẻ giúp trẻ phục hồi năng lượng do mất nước và phục hồi tổn thương niêm mạc ruột. Món ăn lý tưởng nhất cho trẻ là cháo loãng với thịt nạc và cà rốt, các món ăn dễ tiêu hóa, bổ dưỡng giúp trẻ nhanh phục hồi năng lượng hơn. Mẹ cũng có thể cho trẻ uống sữa, nhưng chú ý là sữa không có chứa đường lactozo.
Tiếp đến, mẹ cũng đừng quên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây nhằm cung cấp vitamin giúp bé tăng cường sức đề kháng ngăn chặn bệnh.
Cuối cùng mẹ mới nên sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho trẻ
Sau khi đã áp dụng phương pháp chăm sóc trên cho trẻ thì mẹ mới dùng đến thuốc. Việc dùng thuốc cần phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Thông thường, mẹ có thể cho trẻ uống men vi sinh. Men vi sinh có chứa các loại vi khuẩn có lợi có tác dụng tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa cho trẻ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là những bé chán ăn sau khi bị tiêu chảy.
Mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có 1 trong những biểu hiện sau:
- Trẻ có dấu hiệu mất nước: miệng khô, mắt khô, không đi tiểu trong hơn 12 giờ.
- Nôn mửa nhiều lần
- Đi ngoài ra máu
- Phân lỏng dạng nước
- Trẻ bị sốt cao
- Phân như có mủ
- Sốt hơn 3 ngày
- Bị tiêu chảy nhẹ nhưng kéo dài trong hơn 2 tuần
Cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em
– Cho trẻ ăn thức ăn đúng với lứa tuổi, ăn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách.
– Sử dụng nước sạch trong chế biến và sinh hoạt.
– Mẹ rửa tay sạch trước khi chuẩn bị đồ ăn cho bé và khuyên bé nên rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Vệ sinh toilet sạch sẽ để vi rút gây tiêu chảy không lây lan ra môi trường.
– Tăng cường cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin, rau xanh để giúp tăng cường sức đề kháng.
Nắng nóng kéo dài vào mùa hè khiến trẻ em nhập viện vì tiêu chảy gia tăng, hi vọng với bài viết trên mẹ có thêm kiến thức chủ động hơn khi chăm trẻ bị tiêu chảy.
Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).
Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:
http://nutribaby.vn/diem-ban.
Fanpage:
- https://www.facebook.com/nutribaby.vn/
- https://www.facebook.com/nutribabyplus/
PV