Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Trung Quốc: Dự án tạo Mặt trăng nhân tạo thay thế đèn đường

Trung Quốc: Dự án tạo Mặt trăng nhân tạo thay thế đèn đường
Dự án vệ tinh có “ánh sáng giống như hoàng hôn” được đề xuất có thể chiếu sáng cho một khu vực với đường kính 10-80 km.

Tại Thành Đô, Trung Quốc, một kế hoạch tham vọng được đặt ra nhằm thay thế ánh sáng đèn đường của thành phố vào ban đêm. Thành phố Tây nam Trung Quốc dự định phóng một vệ tinh chiếu sáng lên vũ trụ vào năm 2020.

Trung Quốc: Dự án tạo Mặt trăng nhân tạo thay thế đèn đường
Thành phố Thành Đô có kế hoạch sử dụng trăng nhân tạo để thay thế đèn đường

Theo Nhân dân nhật báo, Mặt trăng nhân tạo được thiết kế để “bổ sung cho mặt trăng vào ban đêm”, dự kiến sẽ sáng gấp 8 lần.
Theo đó, ánh sáng "giống như hoàng hôn" của vệ tinh này có thể chiếu sáng cho một khu vực với đường kính 10-80 km, phạm vi chiếu sáng chính xác có thể được điều khiển trong 0 m – giúp nó có thể thay thế đèn đường.

Kế hoạch này được bởi ông Wu Chunfeng, chủ tịch nhà thầu xây dựng tư nhân mang tên Viện nghiên cứu Khoa học Hàng không và Hệ thống Vi điện tử Thành Đô (Casc), tại một sự kiện kinh doanh và sáng tạo hồi tuần trước. 

Theo ông Wu, ý tưởng của thiết kế mặt trăng nhân tạo đến từ "một họa sĩ người Pháp, người đã tưởng tượng việc treo một sợi dây chuyền được làm từ gương phía trên Trái Đất, có thể phản chiếu ánh sáng Mặt Trời lên các con đường của thành phố Paris suốt năm". 

Trung Quốc: Dự án tạo Mặt trăng nhân tạo thay thế đèn đường
Vệ tinh nhân tạo "sáng như ánh hoàng hôn" được dự kiến có thể chiếu sáng khu vực rộng từ 10 - 80 km.

Ông Wu cho biết các cuộc thử nghiệm xoay quanh dự án phóng mặt trăng nhân tạo đã diễn ra trong nhiều năm, và công nghệ hiện nay đã đủ phát triển để thực hiện dự án vào năm 2020. 

Dự án trăng nhân tạo đã gặp phải một số chỉ trích cho rằng ánh sáng sẽ phản đối với động vật và việc quan sát thiên văn – tờ People Daily chỉ ra.

Chưa rõ liệu kế hoạch có được chính quyền thành phố hoặc cơ quan trung ương phê duyệt hay chưa, dù công ty Casc là nhà thầu chính cho chương trình phát triển hàng không của Trung Quốc

Khả năng thực hiện dự án phóng mặt trăng nhân tạo còn cần được xem xét. Tuy nhiên, từng có nhiều ý tưởng tương tự trước đây, bắt nguồn từ khoa học, dù mục tiêu và công nghệ thực hiện khác nhau. 

Đây không phải lần đầu tiên ý tưởng tương tự như mặt trăng nhân tạo được nhắc đến. Vào khoảng những năm 1990, một đội các phi hành gia và kỹ sư Nga đã thành công phóng một vệ tinh vào không gian để làm xiên ánh sáng mặt trời về phía Trái Đất, chiếu sáng nửa bán cầu vào buổi đêm một chút.

Một thử nghiệm chiếu sáng tham vọng năm 1999 làm dấy lên lo ngại ô nhiễm ánh sáng gián đoạn cuộc sống của các động vật ban đêm và quan sát của các phi hành gia. Nhưng thử nghiệm này không thành công trong lần đầu tiên và không thể gây quỹ đủ cho các lần tiếp theo.

H.a (TH)

    

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.15371 sec| 635.219 kb