Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Truyền 15 lon bia vào cơ thể để cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu nặng

Truyền 15 lon bia vào cơ thể để cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu nặng
Để cứu ông Nhật bị ngộ độc rượu methanol, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã truyền 15 lon bia vào cơ thể bệnh nhân.

Ngày 10/1, Đa khoa tỉnh Quảng Trị xác nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật (48 tuổi, trú xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong) đã hồi phục và được cho về nhà sau khi nằm điều trị tại đây do ngộ độc rượu nặng. Bệnh viện cũng xác nhận việc bác sĩ đã dùng đến 15 lon bia để 'giải độc' rượu cho ông Nhật.

Truyền 15 lon bia vào cơ thể để cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu nặng
Bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật được truyền bia vào cơ thể

Trước đó, ngày 25/12/2018, bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật trong tình trạng hôn mê, nguy kịch.

Được biết, trước khi xảy ra tình trạng này, ông Nhật cùng một số người đã uống rượu để mừng Giáng sinh. Sau khi về nhà, ông cùng 3 người khác là Nguyễn Văn Tửu, Hoàng Thanh Chiến và Lê Văn Xược đột nhiên xuất hiện các biểu hiện bất thường.

Ông Nguyễn Văn Nhật và Lê Văn Tửu cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, hai bệnh nhân còn lại điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đến ngày 28/12/2018, bệnh nhân Lê Văn Xược tử vong.

Sau khi sự việc xảy ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị phối hợp các cơ quan liên quan lấy các mẫu bệnh phẩm để phân tích.

cho thấy, hàm lượng methanol trong mẫu máu bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật là 2.100 mg/lít, vượt hơn 10 lần ngưỡng gây ngộ độc; mẫu máu của bệnh nhân Lê Văn Tửu cũng gấp hơn 6 lần ngưỡng gây ngộ độc.

Kết quả kiểm nghiệm mẫu rượu 4 bệnh nhân uống tại bữa tiệc có hàm lượng methanol vượt quá 1.119 lần ngưỡng cho phép. Đây chính là nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng nêu trên.

Bác sĩ Lê Văn Lâm, trưởng khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, là người trực tiếp cấp cứu cho ông Nhật cho biết ông Nhật nhập viện trong tình trạng ngộ độc rượu nặng, hôn mê, hết sức nguy kịch.

Ngay sau đó, bệnh viện này đã quyết định dùng 3 lon bia để truyền vào đường tiêu hóa của bệnh nhân. Cứ thêm một giờ đồng hồ lại truyền tiếp 1 lon bia nữa. Sau khi truyền đến lon thứ 15 cùng với kết hợp việc lọc máu, điều trị tích cực, thì ông Nhật đã tỉnh. Đến hiện tại ông Nhật đã xuất viện.

Theo bác sĩ Lâm, không phải ngẫu nhiên mà bệnh viện quyết định chọn cách truyền bia vào để hỗ trợ điều trị ngộ độc rượu. Bác sĩ Lâm giải thích rượu có hai loại cơ bản là Etylic và Metylic (Methanol). Khi đi vào cơ thể, gan sẽ chuyển hóa Etylic trước, sau đó đến Metylic. Trong đó, Etylic được chuyển hóa sẽ không gây ngộ độc nhưng Metylic được chuyển hóa thành Andehit Formic, ở hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc, nguy cơ tử vong rất cao.

Vì vậy để hạn chế quá trình chuyển hóa Metylic, các bác sĩ đã quyết định truyền bia cho bệnh nhân vì trong bia có Etylic. Khi truyền bia cho bệnh nhân Nhật, gan sẽ ưu tiên chuyển hóa Etylic, ngưng chuyển hóa Metylic, điều đó giúp có đủ thời gian để lọc máu.

Hơn nữa, Metylic ở lâu trong cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị đào thải dần qua đường nước tiểu, làm giảm độc tố trong cơ thể, đó là cơ sở để cứu sống bệnh nhân.

P.L (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.17601 sec| 634.047 kb