Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Tuyên bố chung trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều có mơ hồ?

Tuyên bố chung trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều có mơ hồ?
"Tuyên bố không nêu chi tiết về cách thức giải trừ hạt nhân của Triều Tiên và cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ. Còn quá sớm để nói đây là một bước ngoặt trong quan hệ Mỹ-Triều”, Li Nan, chuyên gia về chính trị tại Trung Quốc, bình luận.

Tuyên bố chung được ký kết sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un hôm nay đã đưa ra 4 điểm chính trong đó đề cập đến cam kết giải trừ hạt nhân của Triều Tiên và cam kết đảm bảo của Mỹ. Tuyên bố nêu: "Tổng thống Trump cam kết đảm bảo an ninh cho Triều Tiên và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tái khẳng định cam kết mạnh mẽ, kiên định nhằm giải trừ hạt nhân hoàn toàn".

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tuyên bố đưa ra rất ít chi tiết về cách thức làm thế nào để đạt được những mục tiêu đó. “Tuyên bố không nêu chi tiết về cách thức giải trừ hạt nhân của Triều Tiên và cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ. Còn quá sớm để nói đây là một bước ngoặt trong quan hệ Mỹ-Triều”, Li Nan, chuyên gia về chính trị tại Trung Quốc, bình luận.

Tuyên bố chung trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều có mơ hồ?
Ông Trump giơ tuyên bố chung có chữ ký của hai nhà lãnh đạo tại thượng đỉnh ở Singapore 

Về phía Triều Tiên, ông Kim Jong-un cam kết tiến tới giải trừ hạt nhân - một cam kết mà giới chuyên gia cho rằng chỉ đơn thuần nhắc lại tuyên bố mà ông đã đưa ra tại hội nghị liên Triều.

"Không rõ liệu những cam kết đó có mang lại mục đích cuối cùng là giải trừ hạt nhân. Đây dường như chỉ là nhắc lại tuyên bố hơn 10 năm trước, không phải một bước tiến lớn", Anthony Ruggiero, chuyên gia tại Tổ chức nghiên cứu quốc phòng ở Washington, nhận định.

Tuy nhiên, theo SCMP, tuyên bố chung không mơ hồ, một trong những kết quả tích cực sớm được nhìn thấy sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là việc Tổng thống Trump tuyên bố dừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc trong thời gian diễn ra các cuộc đàm phán. Tuy nhiên đây cũng không phải là điều quá đặc biệt. Năm 1992, chính quyền Bush đã dừng cuộc tập trận Team Spirit, từ đó đưa Triều Tiên tới việc ký kết thỏa thuận với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Những lần dừng tập trận sau đó vào các năm 1994, 1995 và 1996 cũng cho phép khởi động và thực thi bước đầu Thỏa thuận khung Mỹ - Triều.

Để đổi lấy cam kết trên của Mỹ, Triều Tiên cam kết phục hồi việc tìm kiếm hài cốt binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên, dừng các vụ thử và nghiên cứu tên lửa đạn đạo cũng như hạt nhân, xóa sổ một cơ sở ở Tongchang-ri - nơi Bình Nhưỡng từng tiến hành các vụ thử động cơ tên lửa đạn đạo liên lục địa. Quyết định đóng cửa cơ sở này được đưa ra sau khi Triều Tiên cho phá hủy bãi thử hạt nhân duy nhất Punggye-ri của nước này hồi tháng 5.

Những nguyên tắc mang tính bao quát của tuyên bố chung sẽ tạo điều kiện cho các nhà đàm phán của Mỹ và Triều Tiên để họ có thêm không gian chính trị, từ đó có thể xây dựng các cơ chế phi hạt nhân hóa theo hướng linh hoạt dựa trên những điểm chính được nêu trong tuyên bố chung. Nói cách khác, tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo chỉ mang ý nghĩa mở đường cho tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, tránh đề cập tới những mốc thời gian hay yêu cầu cụ thể. 

Vũ An (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.41300 sec| 634.563 kb