Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Vì một cái Tết... không 'sốc giá'

Vì một cái Tết... không 'sốc giá'
Việc bộ Tài chính đề nghị một số bộ ngành xây dựng đề án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Nhiều chuyên gia lo ngại sẽ xảy ra hiện tượng "thuế chồng thuế, phí chồng phí", vắt kiệt sức dân…

Những ngày cuối năm 2018, tin vui nhất với người có lẽ là... giá xăng giảm. Bởi lâu nay, giá xăng vẫn tăng "phi mã" và giảm nhỏ giọt, đặc biệt khi giá xăng tăng thì các mặt hàng tiêu dùng cũng té nước theo mưa. Bởi thế, xăng vào dịp cuối năm, người dân khấp khởi mừng vì  một cái Tết... không "sốc giá"!

Vì một cái Tết... không 'sốc giá'
Tăng phí khí thải, người dân lo ngại "phí chồng phí" (Ảnh Internet)

Thế nhưng, vừa nhận tin giá xăng giảm, người dân lại nơm nớp nỗi lo tới đây xăng "cõng"  thêm phí. Sau khi thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu "được" quyết tăng kịch khung từ 1/1/2019 tới, đến lượt phí bảo vệ môi trường với... khí thải đang được rậm rịch chuẩn bị càng khiến người dân "sống trong sợ hãi".

Khó có thể hình dung, 1 lít xăng đang phải chịu 7 loại thuế, phí như: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường; chi phí định mức, lợi nhuận định mức, chi quỹ bình ổn... Khi sử dụng xăng dầu, người dân đã đóng thuế bảo vệ môi trường- về nguyên tắc là để xử lý khí thải từ xăng dầu. Giờ lại tiếp tục đóng phí, cũng nhân danh bảo vệ môi trường - cho khí thải thì đó chính là phí chồng phí. Đó chính là đánh cả thuế lẫn phí cho cùng một loại nguồn ô nhiễm.

Tổng mức thuế, phí trong giá xăng dầu hiện chiếm tới 54% giá thành của mặt hàng xăng dầu. Một mức cao kỷ lục. Và nếu loại phí này tiếp tục được "đánh" trên xăng dầu là rất thiếu công bằng với người dân, doanh nghiệp. Nói như TS.Ngô Trí Long khi thu nhập của người dân chưa cao mà có quá nhiều loại thuế, phí sẽ vắt kiệt sức dân.

TS.Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương nhận định, xăng dầu tác động đến vận tải và vận tải tác động đến hầu hết các lĩnh vực khác của , từ dệt may, lương thực, thực phẩm... Do đó, khi vận tải hàng hóa tăng cước thì các ngành nghề khác cũng sẽ phải tăng giá thành, chi phí.

"Kinh tế học có cân đối liên ngành. Giá của một mặt hàng đầu vào tăng, kéo theo giá đầu ra của các mặt hàng thứ 2 tăng lên. Ví dụ, xăng tăng giá sẽ khiến sắt thép tăng rồi gián tiếp tác động đến giá nhà... Sau 3 tháng, quá trình cân đối liên ngành này sẽ tác động đầy đủ", vị chuyên gia này phân tích.

Với quá trình "cân đối liên ngành" như vậy, việc tăng giá mặt hàng đầu vào là xăng dầu tăng sẽ khiến năng lực cạnh tranh các sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam giảm xuống. Liệu các nhà hoạch định chính sách đã lường hết những tác động tới người dân, doanh nghiệp cũng như nền kinh tế khi đẩy nhanh tiến độ đề án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (nói theo cách gọi của nhiều người là đề án phí chồng phí)?!

Thiết nghĩ, các tổ chức, hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng và các hiệp hội khác cần tổ chức các hội thảo để lên tiếng và đóng góp ý kiến, tránh việc gây tiền lệ "thuế chồng thuế, phí chồng phí", đè nặng lên vai người dân.

Hương Lan

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.17568 sec| 634.203 kb