Pháp luật net: Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu các đơn vị phải xử lý thật nghiêm ngặt nhằm chấm dứt tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường của những chủ quán ăn tại Hà Nội. Theo yêu cầu của chủ tịch TP, tất cả những vỉa hè có chiều rộng 2.5m trở lên thì được phép sắp xếp để xe máy, còn những con đường có vỉa hè nhỏ hơn 2.5m phải nhường lại vỉa hè cho người đi bộ.
Báo Người lao động đưa tin ngày 5/3/2017: “vẫn còn rất nhiều trường hợp người dân kinh doanh lấn chiếm vỉa hè lòng đường của người đi bộ”. Những tuyến phố tiêu biểu như: Kim Giang, Thái Hà,...đặc biệt có những tuyến phố, những quán ăn lấn chiếm cả xuống lòng đường gây ách tắc nghiêm trọng như Thượng Đình.
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè lòng đường diễn ra tràn lan nhất phải nói đến khu phố cổ. Đất chật, người đông nên tình trạng diễn ra phổ biến và khó kiểm soát khiến cho lực lượng an ninh rất vất vả. Những con phố như Đường Thành, Phùng Hưng, Trần Phú,...hiện tượng lấn chiếm vỉa hè không hề thuyên giảm mặc dù các chủ kinh doanh đã được nhắc nhở.
Được sự nhắc nhở của Chính quyền nhiều chủ kinh doanh tại Hà Nội đã tự giác thực hiện. Tuyến phố Tây Sơn là một ví dụ điển hình, theo ghi nhận tối ngày 5/3, nhiều chủ hộ kinh doanh tự giác thuê người phá dỡ bậc thềm lên xuống vi phạm vỉa hè.
Theo báo cáo của ông Nguyễn Đức Chung_Chủ tịch UBND TP Hà Nội ngày 4/3/2017 tại Hội nghị quán triệt triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn trật tự giao thông, trật tự đô thị của Hà Nội: “thời còn làm giám đốc, ông đã khảo sát 180 tuyến phố trên toàn Hà Nội thì có đến 150 tuyến phố có lực lượng an ninh đứng sau để nhắc nhở về hành vi lấn chiếm vỉa hè”. Một điều đặc biệt là, hầu hết những điểm trông xe của Hà Nội đều có người nhà của lãnh đạo.