Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Vietnam Airlines phải chịu trách nhiệm khi nhân viên buôn lậu?

Vietnam Airlines phải chịu trách nhiệm khi nhân viên buôn lậu?
Thứ trưởng bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết: “Quan điểm của bộ GTVT là xử lý nghiêm những trường hợp nhân viên hàng không buôn lậu. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đã được quy định cụ thể”.

Liên quan đến vụ cơ trưởng của hãng hàng không Vietnam Airlines buôn lậu, Thứ trưởng bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết: “Quan điểm của bộ GTVT là xử lý nghiêm những trường hợp nhân viên hàng không buôn lậu. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đã được quy định cụ thể”.

Vietnam Airlines phải chịu trách nhiệm khi nhân viên buôn lậu?
Nhân viên hàng không buôn lậu, ai phải chịu trách nhiệm?

“Về trách nhiệm cũng như xử lý những trường hợp này, ai làm thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý cũng phải chịu trách nhiệm. Việc xử lý đã được phân rõ từ cấp cơ sở, cục Hàng không đến Bộ”, Thứ trưởng Thọ nêu.

Đánh giá về tính chất sự việc, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (học viện Tài chính) nhìn nhận: “Nhân viên hàng không mang những đồ dùng, hàng hoá số lượng lớn không có hóa đơn chứng từ với tính chất buôn bán thường xuyên là một vấn đề rất lớn”.

"Chúng ta không kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ để trở thành vấn đề mang tính chất buôn lậu là điều không chấp nhận được. Các nhân viên hàng không từ tiếp viên, phi công, cơ trưởng mang hàng đi dưới hình thức buôn lậu cũng không còn là chuyện ghê gớm hay lạ nhưng đó là điều không bình thường”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định.

“Vì về mặt nguyên tắc, theo quy định khi đi qua biên giới các quốc gia, các cá nhân được mang theo một số vật dụng nhưng khối lượng không quá lớn. Nhưng câu chuyện ở đây, ban đầu chỉ mang 1, 2 lọ nước hoa hay vài ba chiếc cũng thấy không sao, nếu mang một lúc hàng trăm chiếc điện thoại hay lọ nước hoa lại là hành vi buôn lậu", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, hành vi buôn lậu như trên khi bị phát hiện sẽ trở thành vấn đề lớn mang tính quốc gia chứ không chỉ cá nhân hay doanh nghiệp nào đó.

Cần siết chặt quy định quản lý ngay từ các doanh nghiệp, đơn vị có người đi qua biên giới các quốc gia để đảm bảo tính công bằng trong , giữ gìn quốc thể và cũng để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ trong các ngành nghề khác nhau.

Chỉ những quy định bắt buộc, những chế tài mạnh mới giảm được tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ để buôn lậu.

Đặt vấn đề về trách nhiệm của Vietnam Airlines và nhân viên hàng không khi để xảy ra sự việc, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nêu, đầu tiên là trách nhiệm của cơ quan quản lý đã không chặt chẽ ngay trong quy định cũng như việc kiểm tra, giám sát, xem xét quá trình thực thi công vụ của các cán bộ, nhân viên đơn vị.

Những hành vi gian lận đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vietnam Airlines cũng không nằm ngoài quy định đó.

Trước đó như đã đưa tin, cơ trưởng của hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines bị lực lượng chức năng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện đang giao dịch 1 lô hàng với nhiều biểu hiện nghi vấn.

Khi lực lượng chức năng ập vào kiểm tra thì phát hiện nhiều chai nước hoa nhãn hiệu ngoại và 3 điện thoại di động… không có hoá đơn chứng từ. Một trong hai người khai nhận là cơ trưởng Vietnam Airlines.

Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên tiếp viên, phi công của Vietnam Airlines có hành động này.

Dư luận bày tỏ quan ngại và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về trách nhiệm của ai khi để xảy ra sự việc này.

H.A (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.17949 sec| 634.313 kb