Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Vụ 'bánh mì không phải thực phẩm': Người trong cuộc tiết lộ thông tin bất ngờ

Vụ 'bánh mì không phải thực phẩm': Người trong cuộc tiết lộ thông tin bất ngờ
Liên quan vụ "bánh mì không phải thực phẩm", nam công nhân mong muốn vụ việc nên dừng lại, không muốn truy cứu ai, để bản thân có thể tiếp tục cuộc sống mưu sinh thường nhật.

Tối ngày 19/7, trao đổi với PV báo Dân Trí, anh T.V.E - người thanh niên bị xử phạt trong vụ phát ngôn gây sốc "bánh mì không phải thực phẩm" cho biết, đã nhận được thông báo đi làm bình thường. Trước đó, đơn vị này đã yêu cầu anh E. nghỉ việc vì cho rằng việc anh đi ra ngoài dễ mang dịch COVID-19 về công trường.

Anh E. cho biết, bản thân sinh sống ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), đến TP Nha Trang để làm cho một công ty xây dựng, kiếm tiền gửi về cho bố lớn tuổi ở nhà sinh hoạt. Khoảng 15h ngày 18/7, do bản thân thấy đói nên đã xin chủ đơn vị thi công ra mua một bịch bánh mì và một chai nước sử dụng. Sau khi mua xong, đang trên đường về lại công trường thì bị tổ công tác liên ngành phòng, chống COVID-19 phường Vĩnh Hòa dừng xe để kiểm tra.

Tại đây, Phó Chủ tịch phường Vĩnh Hòa lại có những lời lẽ khó nghe với anh E.. "Mày ở trên núi xuống hay sao á chứ? Trên núi xuống đúng không?", sau đó là những lời lẽ dọa sẽ liên lạc với công ty nơi anh E. làm việc, để cho thôi việc thanh niên này.

Vụ 'bánh mì không phải thực phẩm': Người trong cuộc tiết lộ thông tin bất ngờ
Anh E. bị thu giữ xe. Ảnh: Dân Trí

Anh E. cho biết mình cũng rất bức xúc khi bản thân liên tục bị chèn ép, nhưng không thể nói lại vì sợ bị quy thái độ của mình là chống cự. Ngoài ra, khi ông T.L.H.T. - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang, Khánh Hòa) có phát ngôn "bánh mì không phải thực phẩm", anh E. cũng đành im lặng, để mong lấy xe về còn đi làm, không muốn đôi co.

Theo anh E., sau khi clip trên được đưa lên mạng, khoảng 8h sáng 19/7, lực lượng chức năng phường Vĩnh Hòa đã mời anh lên làm việc và hoàn trả lại xe, giấy tờ. Anh E. cũng mong muốn vụ việc nên dừng lại, không muốn truy cứu ai, để bản thân có thể tiếp tục cuộc sống mưu sinh thường nhật.

Chia sẻ thêm về hoàn cảnh của mình với Pv báo Người lao động, anh E. cho biết, lương của anh khoảng 200.000 đồng/ngày và 70.000 chi phí xăng xe. Công việc chính của anh là công nhân hàn nhôm.

"Với tổng lương trung bình là 6 triệu đồng/tháng, một phần tiền tôi trả tiền trọ, một ít gửi về cho ba mẹ ở quê. Ở quê tôi có 2 em nhỏ (10 tuổi và 6 tuổi). Ba đi chăn bò thuê còn mẹ buôn bán ở chợ nên hoàn cảnh gia đình khó khăn...", anh E. cho hay.

Liên quan đến vụ việc, sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho người dân về hàng hoá thiết yếu khi thực hiện giãn cách .

Cụ thể, hàng hoá thiết yếu bao gồm hàng thực phẩm tươi sống, thịt (các sản phẩm từ thịt), thuỷ sản (các sản phẩm từ thuỷ sản), rau, củ quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả) và trái cây, trứng (các sản phẩm từ trứng).

Hàng công nghệ phẩm như bánh, kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật, sữa các loại, mì gói các loại và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân. Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng.

Lương thực gồm gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn, bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột).

Thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, khẩu trang, sản phẩm dùng để rửa tay, tắm giặt, gội, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông gồm: Xăng dầu, gas, khí đốt và các loại nguyên liệu, vật liệu khác phục vụ sản xuất. Dịch vụ cung cấp điện, nước cho sản xuất và . Thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.

Trước đó, trên lan truyền đoạn video, anh E. bị lực lượng chức năng dừng xe và kiểm tra, xử lý vi phạm vì cho rằng ra đường khi không cần thiết. Công nhân này xuất trình giấy tờ, giải thích lý do ra đường để mua bánh mì nhưng cán bộ kiểm soát chốt chặn không đồng tình vì cho rằng mua bánh mì "không phải là lương thực thiết yếu".

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.56419 sec| 646.758 kb