Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

4 loại tài sản không được kê biên cưỡng chế thi hành án thương mại

4 loại tài sản không được kê biên cưỡng chế thi hành án thương mại
Theo Nghị định số 44/2020/NĐ-CP có 4 loại tài sản không được kê biên cưỡng chế thi hành án thương mại.

4 loại tài sản không được kê biên cưỡng chế thi hành án thương mại
Theo Nghị định số 44/2020/NĐ-CP có 4 loại tài sản không được kê biên cưỡng chế thi hành án thương mại. Ảnh minh họa

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

Nghị định này có hiệu lực từ 1/6/2020 quy định về nguyên tắc, biện pháp, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 163 Luật Thi hành án .

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm: Phong tỏa tài khoản; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản); tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

Về nguyên tắc áp dụng cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại, Nghị định nêu rõ: Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền. Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.

Theo Nghị định số 44/2020/NĐ-CP có 4 loại tài sản không được kê biên cưỡng chế thi hành án thương mại gồm:

Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, , lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách Nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức;

Số thuốc phục vụ phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;

Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này nếu không phải là tài sản để kinh doanh;

Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Nghị định cũng nêu rõ, trường hợp pháp nhân thương mại không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự có quyền kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.25933 sec| 637.906 kb