Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Hình ảnh cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được áp giải đến tòa

Hình ảnh cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được áp giải đến tòa
Sau hơn 2 năm khi bị bắt, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết ra tòa cùng 49 đồng phạm. Cũng trong buổi xét xử, gần 100.000 người được triệu tập tới phiên tòa.

Ngày 22/7, TAND TP.Hà Nội xét xử Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC về các tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ông Quyết, 49 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.

Các bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết) cùng bà Hương Trần Kiều Dung, cựu Phó chủ tịch FLC cũng bị truy tố về hai tội danh trên. Trong số các đồng phạm của ông Trịnh Văn Quyết, có 4 người là cựu lãnh đạo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), cùng bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo ghi nhận của PV, từ 6h50 sáng, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng các bị cáo khác đã được áp giải tới tòa. Trong phiên tòa sáng nay, ông Quyết mặc sơ mi trắng và không đeo khẩu trang. Có thể thấy rõ, nét mặt hốc hác, mệt mỏi của cựu Chủ tịch FLC khi được áp giải đến tòa.

Hình ảnh cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được áp giải đến tòa
Bị cáo Trịnh Văn Quyết được áp giải đến tòa.

Liên quan đến phiên xét xử trên, TAND TP.Hà Nội đã đăng thông tin liệt kê gần 100.000 người được triệu tập tới phiên tòa, gồm hơn 30.000 bị hại và hơn 64.000 người liên quan, đều là những nhà đầu tư, từng mua cổ phiếu của Trịnh Văn Quyết . Tính đến thời điểm hiện tại, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã nộp hơn 210 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.

Hình ảnh cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được áp giải đến tòa

Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Vũ Quang Huy, Phó Chánh tòa Tòa án , TAND TP.Hà Nội. Hiện đã có hơn 50 đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo. Trong đó bị cáo Trịnh Văn Quyết có 4 luật sư tham gia bào chữa.

Theo thông tin từ cáo trạng, Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros, tiền thân là Công ty xây dựng và đầu tư hạ tầng Vĩnh Hà, được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ khởi đầu 1,5 tỷ đồng. Quy mô vốn này được giữ nguyên trong hơn ba năm tiếp theo.

Hình ảnh cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được áp giải đến tòa

Hình ảnh cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được áp giải đến tòa
Một số bị cáo khác bị áp giải tới tòa.

Tuy nhiên chưa đầy hai năm sau đó, từ năm 2014 đến năm 2016, Trịnh Văn Quyết đã làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.500 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần của FLC Faros. Thời điểm này, Trịnh Văn Quyết đưa ra kế hoạch biến Faros thành công ty đại chúng để niêm yết trên sàn chứng khoán Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE).

Kế hoạch này của Trịnh Văn Quyết đã được Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà cùng một số cán bộ khác tại HoSE và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam giúp sức.

Hình ảnh cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được áp giải đến tòa
Ngoài ông Quyết, 49 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.

Theo quy chế hoạt động cuả Hội đồng quản trị và Hội đồng niêm yết sàn HoSE thì việc thẩm định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Ngoài ra, Trần Đắc Sinh với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị HoSE biết rõ, kiểm toán về tài chính năm 2014 và 2015 của doanh nghiệp này không phù hợp.

Báo cáo vi phạm lưu ý lớn rằng “không đủ cơ sở để xác định số vốn thực góp”. Tuy nhiên do mối quan hệ cá nhân và nhiều lần được Trịnh Văn Quyết cùng Doãn Văn Phương (cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, đã bỏ trốn) nhờ giúp đỡ nên Trần Đắc Sinh đã hỗ trợ để Faros được niêm yết.

Trần Đắc Sinh bị cáo buộc nhiều lần trực tiếp chỉ đạo cấp dưới là Lê Hải Trà, Trần Tuấn Vũ và Lê Thị Tuyết Hằng tạo điều kiện sớm niêm yết cổ phiếu cho Faros. Do đó, trong khi Công ty Faros chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định, Trần Đắc Sinh đã chỉ đạo, tổ chức họp Hội đồng quản trị quyết định về hồ sơ niêm yết của Công ty Faros.

Tại , Trần Đắc Sinh khai, do có mối quan hệ thân quen với Trịnh Văn Quyết nên muốn giúp việc chấp thuận niêm yết cho Công ty Faros, từ đó doanh nghiệp này có điều kiện thu hút vốn của nhà đầu tư trên thị trường, thông qua đó sàn HoSE sẽ có doanh thu từ phí niêm yết, phí giao dịch chứng khoán.

Lê Hải Trà là cấp dưới của Trần Đắc Sinh nên cũng biết rõ báo cáo kiểm toán về tài chính của Công ty Faros có vi phạm bởi “chưa có căn cứ xác định số vốn thực góp”. Nhưng do có mối quan hệ quen biết Trịnh Văn Quyết từ trước nên Lê Hải Trà vẫn gây sức ép để đề xuất chấp thuận hồ sợ niêm yết của Công ty Faros trong khi chưa đủ cở xác định vốn góp.

Là thành viên Hội đồng niêm yết, Lê Hải Trà đã ký phiếu đồng ý niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros. Ngoài ra, với vai trò Phó Tổng Giám đốc sàn HoSE, Lê Hải Trà đã họp Hội đồng quản trị và đồng ý niêm yết cổ phiếu.

Sai phạm của Trần Đắc Sinh và Lê Hải Trà dẫn đến hậu quả là Trịnh Văn Quyết được niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống trên sàn chứng khoán, thực hiện việc lừa đảo chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của nhà đầu tư.

Khánh Ngân - Nguyễn Lâm/Đời sống & Pháp luật

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.26507 sec| 658.75 kb