Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Vụ Tân Hoàng Minh: Biết sai nhưng không lường hết hậu quả

Vụ Tân Hoàng Minh: Biết sai nhưng không lường hết hậu quả
Tại phần xét hỏi, nhiều bị cáo tại Tân Hoàng Minh biết hành vi tạo lập hồ sơ "khống" là sai nhưng không lường hết hậu quả, thiệt hại lớn như vậy.

Người khởi xướng phát hành trái phiếu 

Sáng 19/3, sau phần thủ tục, phiên tòa xét xử vụ án Tân Hoàng Minh bước vào phần xét hỏi. Bị cáo Đỗ Hoàng Việt, Phó chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh (con trai Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) là người đầu tiên bước lên bục khai báo. 

Trả lời câu hỏi của HĐXX về lý do lấy 3 công ty để phát hành trái phiếu, Việt cho hay, năm 2021, do dịch Covid-19 dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn và vay tín dụng nên đã phát hành trái phiếu.

Bên cạnh đó, nhiều khoản nợ đến hạn, các tài sản đảm bảo của Tân Hoàng Minh không đủ điều kiện để vay vốn tiếp. Việc phát hành trái phiếu nhằm để huy động vốn.

Việt khai rằng, người đề ra chủ trương phát hành trái phiếu là Minh Đỗ Anh Dũng. Tại một cuộc họp gồm: cha con Việt, Phùng Thế Tính, Giám đốc Trung tâm tài chính kế toán và Hoàng Quyết Chiến, quyền Phó giám đốc Trung tâm tài chính – kế toán, kiêm giám đốc Ban tài chính – kế toán tập đoàn đã được Đỗ Anh Dũng chỉ đạo các bị cáo phát hành trái phiếu.

Vụ Tân Hoàng Minh: Biết sai nhưng không lường hết hậu quả
Đỗ Hoàng Việt tại phiên toà, trước đó bị cáo này được bảo lĩnh sau thời gian tạm giam. 

Sau khi nhận chỉ đạo của Chủ tịch, Việt đã triệu tập cuộc họp, chỉ đạo các bị cáo khác liên hệ với cơ quan kiểm toán để kiểm toán tài chính toàn phần. 

Lê Thị Mai, Giám đốc thường trực Ban nguồn vốn Trung tâm tài chính – kế toán và Vũ Lê Vân Anh, Phó giám đốc thường trực Ban nguồn vốn Trung tâm tài chính – kế toán được giao lên phương phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành và đảm bảo tài sản, liên hệ công ty thẩm định giá. 

Bị cáo cũng cho hay, sau khi họp phát hành trái phiếu xong, Phòng tài chính có trình lên phương án chạy dòng tiền sang các công ty con để huy động vốn; thực hiện việc mua lại các gói trái phiếu để lấy thương hiệu của Tân Hoàng Minh rồi bán lại cho các nhà đầu tư.

“Bản chất các phương án các bị cáo đề ra là phương án tạo dựng. Vì một số dự án chưa đủ điều kiện, chưa đủ pháp lý”, Việt nói và thừa nhận cả 3 công ty phát hành trái phiếu thời điểm đó chưa đủ về mặt giá trị. Việc tạo dòng tiền ảo chạy lòng vòng là để bán cho các nhà đầu tư và đây là hành vi gian dối.

Quá trình bán ra và thu vào, Việt đều trực tiếp cho Chủ tịch Đỗ Anh Dũng. Hiện Tân Hoàng Minh đã khắc phục toàn bộ hậu quả hơn 8.600 tỷ đồng.

Biết sai nhưng không lường hết hậu quả

Bị cáo Vũ Lê Vân Anh, cũng xác định lời khai của bị cáo Việt là đúng. Bị cáo này khai, chỉ tham gia các cuộc họp triển khai công việc. Bị cáo làm công việc khi cuộc họp chủ trương đã xong và được giao xây dựng, làm hồ sơ phát hành trái phiếu.Về hồ sơ mua lại các gói trái phiếu bị cáo có tham gia.

Trái phiếu hoàn toàn là tạo dựng, hoàn toàn không có giá trị. Hồ sơ do sau khi được bị cáo tạo dựng, các bị cáo khách chỉ tham gia ký.

“Thời điểm đó, bị cáo không biết các gói không có giá trị, đến khi phân tích bị cáo mới nhận thức được. Bị cáo thừa nhận hoàn toàn nội dung cáo trạng truy tố”, Vân Anh thừa nhận tại tòa. 

Theo cáo buộc, bị cáo Vân Anh giúp sức gây thiệt hại hơn 6.000 tỷ đồng. Tại toà, bị cáo này cho biết đã nộp khắc phục được 20 triệu đồng.

Vụ Tân Hoàng Minh: Biết sai nhưng không lường hết hậu quả
Các bị cáo được dẫn giải tới toà. 

Trả lời HĐXX sau đó, bị cáo Hoàng Quyết Chiến và Phùng Thế Tính đều thừa nhận quy kết theo cáo trạng. Trong đó, bị cáo Phùng Thế Tính khai, năm 2021, tại cuộc họp chủ trương, Đỗ Hoàng Việt báo cáo về tình hình tài chính công ty gặp nhiều khó khăn. Sau khi nghe báo cáo, Đỗ Anh Dũng giao cho Việt huy động vốn để tháo gỡ.

"Sau cuộc họp chủ trương Đỗ Hoàng Việt họp với bị cáo và một số nhân viên ban kế toán tài chính của tập đoàn để bàn về việc huy động vốn. Nhiệm vụ của bị cáo là tìm các công ty con có đủ điều kiện về tài chính để đưa vào hồ sơ phát hành trái phiếu", bị cáo Tính khai và cho biết, để tìm ra các công ty đủ điều kiện, bị cáo làm việc với các công ty kiểm toán.

Khi làm việc với công ty kiểm toán, Tính nêu mục đích là muốn phát hành trái phiếu. Mặc dù trái phiếu phát hành thực chất không có giá trị và các công ty không đủ tiềm lực tài chính, tài sản đảm bảo. 

Bị cáo Tính bị cáo buộc giúp sức chiếm đoạt hơn 4.500 tỷ đồng, hiện đã khắc phục 20 triệu đồng. Tại phiên toà, bị cáo Hoàng Quyết Chiến cũng bị báo buộc giúp sức chiếm đoạt hơn 5.800 tỷ đồng và hiện đã khắc phục 15 triệu đồng.

HĐXX hỏi, bị cáo Tính nhận thức thế nào về hành vi hậu quả và con số khắc phục của mình? 

Trả lời câu hỏi trên, bị cáo này cho hay, bản thân cũng nhận thức hành vi sai trái nhưng không ngờ hậu quả lớn đến vậy. Bản thân là người làm thuê nhận lương và làm theo chỉ đạo. Số tiền trên được vận động gia đình khắc phục, thiệt hại của cả vụ án thì tập đoàn Tân Hoàng Minh khắc phục.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.29965 sec| 654.234 kb