Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Có 2 hợp đồng lao động trở lên thì đóng BHXH theo hợp đồng nào?

Có 2 hợp đồng lao động trở lên thì đóng BHXH theo hợp đồng nào?
Người lao động đồng thời có từ 2 hợp đồng lao động trở lên thì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Hiện nay, người lao động cùng lúc có thể cộng tác với nhiều công ty, trong trường hợp này, nhiều người thắc mắc nếu có từ hai hợp đồng lao động trở lên từ các đơn vị khác nhau thì đóng bảo hiểm , bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế như thế nào?

Có 2 hợp đồng lao động trở lên thì đóng BHXH theo hợp đồng nào?
Ảnh minh hoạ: Tạp chí Luật sư Việt Nam

Về vấn đề trên, Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau: Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định quản lý đối tượng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Người lao động đồng thời có từ 2 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên; đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, theo từng hợp đồng lao động.

Như vậy, người lao động đồng thời có từ 2 hợp đồng lao động trở lên thì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.24310 sec| 634.391 kb