Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Cô giáo dùng gai bưởi đâm 9 trẻ em có thể bị xử lý hình sự không?

Cô giáo dùng gai bưởi đâm 9 trẻ em có thể bị xử lý hình sự không?
Những ngày qua, vụ việc cô giáo của trường Mầm non tư thục chất lượng cao Kỳ Bá - Fairy Dream 2 ở thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã dùng gai bưởi đâm vào 9 trẻ em đang gây xôn xao dư luận. Nhiều phụ huynh tỏ ra bức xúc yêu cầu xử lý nghiêm đối với hành vi này của cô giáo.

Trước thông tin trên mạng và báo chí, một số trẻ mầm non đang học tại lớp 4 tuổi Sunny 1 (Trường Mầm non tư thục chất lượng cao Kỳ Bá - Fairy Dream 2, khu đô thị Kỳ Bá, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) bị cô giáo dùng vật nhọn giống như kim, gai đâm vào người. Được biết, lớp này có 3 cô giáo mầm non được giao phụ trách, gồm: Phạm Thị Thu Tr. (sinh năm 1996, trú thôn Kìm, xã Vũ Lạc, TP.Thái Bình), Nguyễn Thị H. (sinh năm 1986, trú thôn Lang Trung, xã Trung An, huyện Vũ Thư) và Nguyễn Thị Huyền Tr. (sinh năm 1995, trú xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư). 

Bước đầu, trước hình ảnh không thể chối cãi được từ camera ghi lại và lời kể của 1 số bé, cô Phạm Thị Thu Tr. thừa nhận có dùng gai bưởi bẻ từ cây bưởi trồng trong khuôn viên trường châm vào tay một số bé. Hiện Công an thành phố Thái Bình đã tiến hành mời 9 phụ huynh, đưa 9 bé có dấu hiệu bị cô giáo dùng gai bưởi đâm vào tay, đùi, lưng lên kiểm tra vết tích trên cơ thể, phục vụ công tác điều tra, xác minh.

Cô giáo dùng gai bưởi đâm 9 trẻ em có thể bị xử lý hình sự không?
Hình ảnh cô giáo mầm non ở Thái Bình dùng gai bưởi đâm học sinh gây phẫn nộ. Ảnh cắt từ clip.

Trước sự việc trên, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa đến từ văn phòng Luật sư X bức xúc nêu quan điểm: “Nhiệm vụ của giáo viên tại các trường mầm non tại Việt Nam là phải bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, phải thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non thật tốt. Bên cạnh đó, những cô giáo mầm non phải luôn giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; Thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo”.

Xét thấy hành vi đâm gai nhọn vào người nhiều trẻ em của cô giáo là hành vi bạo lực. Luật sư Nghĩa cho rằng, theo quy định tại Điều 31 Thông tư 52/2020/TT-Bộ Giáo dục và Đào tạo những hành vi sau đây giáo viên mầm non không được làm: “Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp; Đối xử không công bằng đối với trẻ em; Xuyên tạc nội dung giáo dục; Bỏ giờ, bỏ buổi dạy; Tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em”.

Như vậy, có thể khẳng định rằng một trong những nhiệm vụ căn bản của giáo viên mầm non là bảo vệ an toàn về cả mặt thể chất, tinh thần và cả tính mạng của trẻ em. Vì vậy, đối với hành vi chọc gai bưởi vào tay học sinh là một hành vi vừa trái đạo đức vừa vi phạm pháp luật.

Dưới góc độ pháp lý, đánh người là một trong những hành vi ngược đãi, xâm phạm thân thể người khác. Đánh học sinh là một dạng ngược đãi về thể chất. Trong đó, việc đánh, gây thương tích cho học sinh được thực hiện một cách cố ý. Hành vi này không chỉ xâm phạm đến sức khỏe mà đôi khi còn ảnh hưởng tới tâm lý của người học.

Theo quy định của pháp luật, Cụ thể, tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định giáo viên đánh học sinh sẽ bị áp dụng mức phạt hành chính với hành vi ngược đãi, xúc phạm thân thể người học.

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm .
Như vậy, giáo viên đánh học sinh có thể bị phạt hành chính đến 10 triệu đồng.”

Trường hợp giáo viên đánh học sinh mà gây thương tích trên 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như: Thực hiện với người dưới 16 tuổi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn… thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích.

Trong đó, mức phạt thấp nhấp với tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, các mức phạt còn lại được quy định như sau:

Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%...

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạng vùng mặt) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;…

Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Làm chết người; Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; …

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi làm chết 02 người trở lên…

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.52020 sec| 646.43 kb