Xác định nguyên nhân và tình trạng pháp lý của đất
Tìm hiểu nguyên nhân: Trước hết, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao đất nhà mình lại nằm trong sổ đỏ nhà hàng xóm. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
Sai sót trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, do sự không chính xác trong quá trình đo đạc và lập bản đồ địa chính dẫn đến việc chồng chéo ranh giới giữa các thửa đất.
Nhầm lẫn trong quá trình cấp sổ đỏ: Cũng có thể có sự nhầm lẫn trong quá trình cấp sổ đỏ, khiến cho đất nhà bạn bị ghi nhầm vào sổ đỏ của nhà hàng xóm.
Hành vi lấn chiếm, chiếm đoạt đất đai: Trong một số trường hợp, có thể có hành vi lấn chiếm, chiếm đoạt đất đai từ phía nhà hàng xóm.
Kiểm tra giấy tờ pháp lý: Bạn cần kiểm tra kỹ các giấy tờ pháp lý liên quan đến thửa đất của mình, bao gồm:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của gia đình bạn (nếu có): Kiểm tra thông tin về diện tích, ranh giới, mục đích sử dụng đất của thửa đất.
Các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc đất: Ví dụ như giấy tờ mua bán, tặng cho, thừa kế đất đai, giấy tờ nộp thuế đất...
Sổ đỏ của nhà hàng xóm: Xem xét phần diện tích đất của nhà bạn có nằm trong sổ đỏ của nhà hàng xóm hay không.
![Đất nhà mình nằm trong sổ đỏ nhà hàng xóm thì phải làm sao?](/upload_images/images/2025/02/16/dat-nha-minh-nam-trong-so-do-nha-hang-xom-thi-phai-lam-sao-13291825.jpg)
Đất nhà mình nằm trong sổ đỏ nhà hàng xóm thì phải làm sao
Liên quan đến vấn đề trên, theo báo Tuổi Trẻ, luật sư Nguyễn Đăng Tư (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, trường hợp đất nhà bạn đang sử dụng ổn định nhưng toàn bộ đất đều được cấp sổ cho người khác thì bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sau để giải quyết:
Cách 1: Bạn có thể khiếu nại lên UBND quận/huyện nơi đã cấp sổ cho nhà hàng xóm đối với phần diện tích của nhà bạn, do việc cấp sổ sai đối tượng và yêu cầu UBND quận/huyện hủy việc cấp sổ đỏ cho nhà hàng xóm.
Trường hợp UBND xác định đất đó là của bạn và việc cấp sổ là sai thì UBND quận/huyện sẽ hủy sổ đỏ cấp sai đó, sau khi hủy thì bạn có thể làm đơn đề nghị cấp sổ cho bạn.
Trường hợp sau khi khiếu nại mà không được giải quyết thỏa đáng (hết thời hạn giải quyết mà không giải quyết hoặc giải quyết khiếu nại lần đầu) thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp tỉnh để yêu cầu tòa án xem xét lại hành vi hành chính của chủ tịch UBND quận/huyện, đồng thời yêu cầu tòa án hủy sổ đỏ đã cấp cho nhà hàng xóm và công nhận quyền sử dụng đất cho bạn.
Cách 2: Bạn có thể làm đơn đề nghị hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND xã phường. Nếu việc hòa giải không thành thì sau khi có biên bản hòa giải không thành, bạn có thể khởi kiện tranh chấp đất đai ra TAND cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, bị đơn lúc này được xác định là những người thừa kế của người hàng xóm đứng tên sổ đỏ.
Nếu bạn yêu cầu hủy luôn sổ đỏ đã cấp cho nhà hàng xóm và công nhận quyền sử dụng đất cho bạn thì TAND cấp huyện sẽ xem xét chuyển thẩm quyền lên TAND cấp tỉnh. Khi giải quyết, tòa án sẽ xem xét nguồn gốc sử dụng đất, đo vẽ tọa độ xem có lấn ranh, mốc hay không và giải quyết theo quy định.
Theo Đời sống và Pháp luật