Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Hạn chế phát sóng nghệ sĩ và KOLs vi phạm: Sự cần thiết của việc tuân thủ pháp luật và đạo đức

Hạn chế phát sóng nghệ sĩ và KOLs vi phạm: Sự cần thiết của việc tuân thủ pháp luật và đạo đức
Dự kiến, từ tháng 10/2023, Bộ TT&TT sẽ hoàn thành quy trình hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo... với nghệ sĩ, KOLs vi phạm pháp luật, đạo đức, trái thuần phong mỹ tục. Thông tin này được dư luận hết sức ủng hộ bởi lẽ trong thời gian qua xảy ra nhiều trường hợp người nổi tiếng vi phạm, gây ảnh hưởng đến xã hội, đặc biệt là giới trẻ.

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ra quyết định về việc ban hành kế hoạch hành động, cập nhật kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, quản lý người nổi tiếng trên mạng là 1 trong 19 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Nhiệm vụ này sẽ do Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) triển khai.

Tại hội nghị đánh giá kết quả hoạt động thông tin điện tử và định hướng nhiệm vụ năm 2022, đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết, Bộ TT&TT đã chủ động đề xuất phối hợp với Bộ VH-TT&DL để xây dựng quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc ứng xử, vi phạm đạo đức theo hướng hạn chế biểu diễn, hạn chế phát sóng, đăng tải, sử dụng hình ảnh trên các đài phát thanh truyền hình và môi trường mạng. Quy trình xử lý, cụ thể là sẽ hạn chế phát sóng, biểu diễn, với các , KOL có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 10 năm nay.

Trước đó, năm 2021, Bộ VH-TT&DL đã ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Tuy nhiên, quy tắc nhấn mạnh vào trách nhiệm, danh dự của người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, hình ảnh để tư lợi. Quy tắc ứng xử mang tính định hướng để những người hoạt động trong ngành nghệ thuật nhìn vào đó mà điều chỉnh hành vi. Thế nhưng thực tế vẫn có những nghệ sĩ không chuẩn mực, góp phần làm lệch chuẩn các giá trị xã hội. Do vậy, quy tắc ứng xử trên là chưa đủ, mà cần phải có những hướng dẫn, chế tài nghiêm khắc hơn.

Thời gian quan, trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng quảng cáo các sản phẩm sai sự thật, gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận. Vậy nhưng theo quy định hiện hành thì hành vi tung tin giả; xúc phạm danh dự, nhân phẩm; quảng cáo sai sự thật,… hiện chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính từ 5 - 10 triệu đồng hoặc từ 10 - 15 triệu đồng tùy hành vi. Không chỉ một số nghệ sĩ mà cả những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs) cũng từng mắc những sai phạm có hệ thống, lặp đi lặp lại nhiều lần gây bức xúc trong dư luận, mệt mỏi cho xã hội suốt một thời gian dài. Vậy liệu rằng với mức phạt đó đã đủ sức răn đe?

Hạn chế phát sóng nghệ sĩ và KOLs vi phạm: Sự cần thiết của việc tuân thủ pháp luật và đạo đức
Nhiều người nổi tiếng bị chỉ trích vì tham gia quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng. Ảnh: VietNamNet.

Quyết định của Bộ TT&TT được đưa ra trong thời điểm có nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng có hành vi vi phạm trong hoạt động biểu diễn, phát ngôn trên mạng xã hội gây ảnh hưởng không tốt tới xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Sau khi thông qua quyết định, hàng ngàn khán giả bày tỏ sự đồng tình trên khắp các trang mạng xã hội. Phần lớn dư luận bày tỏ quan điểm cần có biện pháp quyết liệt, mạnh tay hơn trong việc xử lý các nghệ sĩ có hành vi vi phạm đạo đức, trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật, mà nếu như chỉ "giơ cao đánh khẽ", không "cấm sóng" thì e rằng khó có thể làm cho những người của công chúng biết sợ mà điều chỉnh lại việc ứng xử trên không gian mạng.

Nhiều khán giả nhắc tên một số nghệ sĩ dính ồn ào thời gian qua như Hiền Hồ, Hữu Tín, Jack, Hồng Đăng, Hồ Hoài Anh, Phương Oanh, Phạm Anh Khoa,… Trong những nghệ sĩ này, có người vi phạm pháp luật khi bị bắt vì sử dụng ma túy, có người dính lùm xùm về đời tư và ứng xử. 

Hạn chế phát sóng nghệ sĩ và KOLs vi phạm: Sự cần thiết của việc tuân thủ pháp luật và đạo đức
Danh hài Hữu Tín, Hiền Hồ bị khán giả nhắc tên khi có tin tức về quy trình hạn chế phát sóng, biểu diễn.
Hạn chế phát sóng nghệ sĩ và KOLs vi phạm: Sự cần thiết của việc tuân thủ pháp luật và đạo đức
Diễn viên Hồng Đăng sau ồn ào liên quan đến chuyến xuất ngoại không xin phép cơ quan chủ quản cũng không xuất hiện trên màn ảnh nhỏ, dù vẫn đăng tải đều đặn thông tin và hình ảnh trên mạng xã hội cá nhân.
Hạn chế phát sóng nghệ sĩ và KOLs vi phạm: Sự cần thiết của việc tuân thủ pháp luật và đạo đức
NSƯT sau ồn ào quyên góp từ thiện cũng gần như không xuất hiện trên các sân khấu, chương trình truyền hình, dù không bị cơ quan quản lý Nhà nước nào ra quyết định "cấm sóng".

Là một người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, bạn Nguyễn Thị Như Quỳnh (23 tuổi, trú tại Hà Nội) : "Nghệ sĩ hay KOLs là những người nhận được sự yêu mến của khán giả, ở một khía cạnh nào đó, có thể họ sẽ là thần tượng, là hình mẫu muốn hướng tới của một bộ phận người hâm mộ. Là người của công chúng, người nổi tiếng phải có ý thức giữ gìn hình ảnh của mình để xứng đáng với tình cảm của khán giả. Tuy nhiên, thời gian gần đây, rất nhiều tin tức, hình ảnh không đẹp của nghệ sĩ xuất hiện với tần suất dày đặc, tác động xấu đến hành vi của giới trẻ. Tôi cho rằng cần phải có những biện pháp mạnh mang tính răn đe để người nổi tiếng ý thức được trách nhiệm của mình với xã hội. Đối với quy định mới về việc hạn chế phát sóng nghệ sĩ và KOLs vi phạm pháp luật và đạo đức, tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng tôi cũng cho rằng, cần thiết phải hạn chế thêm cả những tài khoản mạng xã hội của những người nổi tiếng này".

Luật sư Lê Hoàng Phúc An - Hệ thống Dịch vụ pháp lý Luật sư X nêu ra quan điểm: "Mạng xã hội là không gian mở hai chiều. Việc chúng ta tiếp cận thông tin tích cực hay tiêu cực là do sự lựa chọn của chính bản thân mình. Những nghệ sĩ, bạn trẻ hay người có sức ảnh hưởng có quyền được lên tiếng, thể hiện tiếng nói, bản thân trên mạng xã hội. Nhưng khi họ có hành vi lệch chuẩn xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục thì rất đáng lên án. Theo tôi, nên hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo đối với nghệ sĩ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục. Chúng ta không thể cấm sóng bất kỳ ai. Nhưng chúng ta phải lên tiếng để nghệ sĩ, KOLs nhận ra vi phạm và hành xử đúng mực hơn. Bởi những phát ngôn của họ có tầm ảnh hưởng khá lớn đến khán giả, người hâm mộ. Họ nên dùng sự ảnh hưởng của mình trên không gian mạng để lan tỏa, mang đến những điều tích cực cho các bạn trẻ nhìn vào và học tập. Bởi hiện tại, có rất nhiều bạn trẻ sử dụng mạng xã hội quan tâm, theo dõi người nổi tiếng".

Hạn chế phát sóng nghệ sĩ và KOLs vi phạm: Sự cần thiết của việc tuân thủ pháp luật và đạo đức
Luật sư Lê Hoàng Phúc An - Hệ thống Dịch vụ pháp lý Luật sư X.

Tuy nhiên, liệu rằng việc hạn chế phát sóng người nổi tiếng có vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền lợi của nghệ sĩ, KOLs hay không? Về góc độ pháp lý, Luật sư Phúc An cho biết, tại Điều 8 Luật An ninh mạng quy định những hành vi bị nghiêm cấm như: Phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; thông tin sai sự thật…; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội,... Hơn nữa, ngày 17/6/2021, Bộ TT&TT cũng đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Theo đó, những hành vi bị cấm đó là: Sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, , tôn giáo; đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép; chia sẻ thông tin tiêu cực, không có nguồn chính thống, đáng tin cậy,... Như vậy, mọi hành vi tự do ngôn luận nhưng vi phạm điều cấm của pháp luật đã kể trên đều là vi phạm pháp luật. Do đó, mọi người có quyền thể hiện quyền tự do ngôn luận nhưng phải tuân thủ giới hạn mà pháp luật quy định, không thể lợi dụng quyền này để công kích, xúc phạm đến tổ chức, cá nhân khác. 

Dự kiến quy trình xử lý sẽ hoàn thành vào tháng 10/2023, vậy những người nổi tiếng vi phạm trước đó có áp dụng theo luật hay không? Luật sư An thông tin: "Theo quy định tại điều 156 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 2015, theo đó, nếu trong luật mới có quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng theo văn bản mới. Ngược lại, quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng theo văn bản cũ". 

Diễn đàn Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 1 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.24201 sec| 670.766 kb