Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Trước khi dẫn người yêu vào nhà nghỉ dịp 14/2 nên biết điều này

Trước khi dẫn người yêu vào nhà nghỉ dịp 14/2 nên biết điều này
Không ít người vì tình yêu mà bị xử phạt hành chính, thậm chí vướng vào vòng lao lý chỉ vì không nắm rõ quy định của pháp luật. Đặc biệt, dịp lễ tình nhân (ngày 14/2 ) nhiều cặp yêu nhau vào nhà nghỉ để thể hiện tình cảm và gặp phải rủi ro pháp lý.

Bài viết này sẽ những điều đáng lưu ý về mặt pháp lý để những cặp yêu nhau tránh được rủi ro pháp lý khi vào nhà nghỉ thể hiện tình cảm.

Trước khi dẫn người yêu vào nhà nghỉ dịp 14/2 nên biết điều này

Bước 1: Xác định tuổi của người yêu (thông qua hộ khẩu, căn cước công dân/chứng minh nhân dân,…)

- Trường hợp xác định được người yêu dưới 16 tuổi thì nói không với quan hệ tình dục. Bởi vì:

+ Nếu quan hệ tình dục với người yêu dưới 13 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội hiếp dâm người dưới 13 tuổi theo Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi gọn là Bộ luật Hình sự).

+ Nếu quan hệ tình dục với người yêu từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Điều 145 Bộ luật Hình sự.

- Trường hợp xác định được người yêu từ đủ 16 tuổi trở lên thì thực hiện tiếp bước 2

Bước 2: Xác định sự tự nguyện của người yêu

- Trường hợp người yêu không hoàn toàn tự nguyện quan hệ tình dục thì nói không với quan hệ tình dục. Bởi vì:

+ Nếu quan hệ tình dục với người yêu trong trường hợp người yêu miễn cưỡng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm theo Điều 143 Bộ luật Hình sự.

+ Nếu quan hệ tình dục với người yêu trong trường hợp người yêu hoàn toàn không muốn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm theo Điều 141 Bộ luật Hình sự.

- Trường hợp người yêu tự nguyện quan hệ tình dục thì thực hiện tiếp bước 3.

Bước 3: Công khai tình trạng sức khỏe

Nếu biết bản thân bị nhiễm HIV thì cần phải nói rõ với người yêu, nếu người yêu biết mà vẫn tự nguyện quan hệ tình dục thì thực hiện tiếp bước 4. Nếu người yêu biết và từ chối thì nói không với quan hệ tình dục. Bởi vì: Nếu biết mình nhiễm HIV mà vẫn cố ý quan hệ tình dục thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác theo Điều 148 Bộ luật Hình sự.

Bước 4: Tránh các trường hợp vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Nếu rơi vào trường hợp này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 182 Bộ luật Hình sự.

Bước 5: Biết cách chứng minh không phải mua, bán dâm khi bị công an kiểm tra.

Về nguyên tắc, trước khi công an xử phạt người mua dâm, bán dâm thì phải chứng minh người đó có thực hiện hành vi mua dâm, bán dâm. Tuy nhiên, người bị nghi ngờ nên hợp tác cùng công an, có thể tự chứng minh mình không vi phạm… Như vậy, sẽ hạn chế tối đa sự “oan sai” và mọi việc sẽ “dễ chịu” cho các bên.

- Khoản 1, 2, 3 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 giải thích như sau: “(1) Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác; (2) Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu; (3) Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm”.

Như vậy, chỉ cần chứng minh quan hệ trên không có yếu tố “trả/nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác” thì không bị coi là mua, bán dâm.

- Cần mang một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp để xuất trình cho chủ nhà nghỉ, khách sạn; công an (khi được yêu cầu) và tuân thủ đúng các quy định tại Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP.

Theo Thuvienphapluat

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.03744 sec| 646.898 kb