Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Tự ý lập bãi giữ xe trong ngày Tết bị xử lý thế nào?

Tự ý lập bãi giữ xe trong ngày Tết bị xử lý thế nào?
Trước khi thành lập bãi đỗ xe, cá nhân, tổ chức phải thông báo với Sở GTVT tại địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý nơi kinh doanh địa điểm đỗ xe.

Tự ý lập bãi giữ xe trong ngày Tết bị xử lý thế nào?
Ảnh minh hoạ.

Theo quy định tại khoản 5, Điều 3, Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, bãi đỗ xe là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ dùng để đỗ phương tiện giao thông đường bộ.

Về vấn đề đăng ký kinh doanh bãi đỗ xe, tại điểm đ, khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP nêu rõ, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ… sinh lợi nhưng không phải đăng ký kinh doanh, không gọi là “thương nhân” gồm:

- Buôn bán rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến;

- Thực hiện các dịch vụ đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, kinh doanh bãi đỗ xe là một trong hình thức kinh doanh trông giữ xe nên không phải đăng ký kinh doanh.

Đối với quy trình đăng ký được cấp phép kinh doanh dịch vụ bãi đỗ xe, Sở GTVT sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức và quản lý hoạt động theo quy định tại khoản 5, Điều 55, Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.

Do đó, quy trình cấp phép và quản lý của mỗi địa phương là khác nhau và được quy định trong các văn bản nội bộ của từng địa phương. Trường hợp cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh với quy mô lớn, kết hợp với các dịch vụ khác như: Cho thuê xe, bảo trì, bảo dưỡng xe...thì cần phải đăng ký kinh doanh. Trường hợp này, đơn vị kinh doanh có thể tuỳ thuộc vào quy mô của bãi đỗ xe, từ đó quyết định thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.

Tóm lại, việc kinh doanh bãi đỗ xe quy mô nhỏ trong dịp Tết thì không cần phải đăng ký kinh doanh nhưng nhưng cần đảm bảo về trật tự và phòng cháy, chữa cháy...

Trước khi thành lập bãi đỗ xe, cá nhân, tổ chức phải thông báo với Sở GTVT tại địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý nơi kinh doanh địa điểm đỗ xe. Còn trong trường hợp vẫn tiếp tục thực hiện hành vi tự ý lập bãi đỗ xe mà không thông báo, xin phép cơ quan có thẩm quyền quản lý về giao thông vận tải tại địa phương thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tự ý lập bãi đỗ xe bị phạt thế nào?

Cụ thể, khoản 1, Điều 14, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định.

Ngoài ra, theo khoản 2, Điều 14, Nghị định 100/2019/NĐ-C này, tổ chức, cá nhân tự ý xây dựng hoặc thành lập bãi đỗ xe buộc phải tháo dỡ công trình trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Như vậy, hành vi tự ý lập bãi đỗ xe có thể bị phạt cao nhất đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, buộc phải tháo dỡ, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.63685 sec| 634.359 kb