Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Vụ bé gái 2 tuổi bị bạo hành đến dập phổi, chấn thương sọ não: Hai bảo mẫu có thể chịu mức án nào?

Vụ bé gái 2 tuổi bị bạo hành đến dập phổi, chấn thương sọ não: Hai bảo mẫu có thể chịu mức án nào?
Tại cơ quan điều tra, hai bảo mẫu khai nhận từng nhiều lần đánh đập, bạo hành cháu bé. Hiện tại, cháu L. vẫn đang phải thở máy, tiếp nhận điều trị tại bệnh viện. Vậy hai bảo mẫu trên có thể chịu trách nhiệm như thế nào trước pháp luật với hành vi tàn bạo của mình?

Liên quan đến vụ việc bé gái 2 tuổi bị chấn thương sọ não, dập phổi nghi bị bạo hành, ngày 18/7, Công an TP.Đà Lạt cho biết vừa khởi tố vụ án , khởi tố và bắt tạm giam Vương Ngọc Thảo Vy (27 tuổi) và Huỳnh Thị Thanh Hằng (26 tuổi, cùng ngụ tại phường 12, TP.Đà Lạt) để điều tra về hành vi bạo hành. Nạn nhân trong vụ án là cháu C.P.L (2 tuổi), hiện đang điều trị tại Đa khoa Lâm Đồng.

 

Vụ bé gái 2 tuổi bị bạo hành đến dập phổi, chấn thương sọ não: Hai bảo mẫu có thể chịu mức án nào?
Hai bảo mẫu Hằng và Vy tại . Ảnh: VOV

Theo đó, đầu năm 2022, chị Cao Thị Phương từ Đắk Lắk đến TP.Đà Lạt sinh sống và có giao con ruột là cháu L. cho bà Cao Thị Đào, giáo viên trường mầm non Sao Mai (phường 9, TP.Đà Lạt) chăm sóc với giá 7 triệu đồng/tháng. Hàng ngày, bà Đào đưa cháu L. đến trường học. Ngày 24/6, do trường mầm non tổng kết năm học nên bà Đào đưa cháu L. về nhà. Tuy nhiên do nhà đang sửa nên bà Đào giao cháu L. cho Vương Nhật Thảo Vy chăm sóc với số tiền 2 triệu đồng/tháng tại nhà trọ trên địa bàn phường 12, quá trình chăm sóc có Huỳnh Thị Thanh Hằng tham gia cùng.

Theo lời khai của 2 đối tượng, do cháu L. ít tiếp xúc, ít nói chuyện với mọi người, sợ đến chỗ đông người, khi ngủ thường giật mình, la hét, cào lên mặt nên họ đã nhiều lần dùng tay đánh bé L. Ngày 8/7, Vy dùng chân đạp vào người khiến cháu bé té ngã trong nhà và phòng tắm. Hằng còn cho biết, 3 ngày sau, cháu L. tự đi vào nhà vệ sinh sau đó té ngã ngửa rồi đập đầu xuống nền nhà tắm. Ngày 13/7, cháu L. tiếp tục bị té ngã đập đầu xuống nhà do nền nhà Hằng mới lau bị trơn trượt. Đến ngày 16/7, trong khi Hằng và Vy cho cháu L. ăn trưa, phát hiện cháu bị ói nên đưa đi tắm. Tắm xong, cả hai thấy cháu L. môi tím tái nên đã dùng tay đè lên lồng ngực phải của cháu để hô hấp 3 lần. Thấy L. khóc nhiều, cả hai liền gọi điện cho người nhà đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Lâm Đồng cấp cứu.

Quá trình cấp cứu, phát hiện trên người bé có nhiều vết bầm tím, dập phổi, tụ máu não, chấn thương sọ não…, các bác sĩ nhận định nguyên nhân không phải do bé bị té, mà có dấu hiệu của bạo hành nên đã cấp báo với công an. Đồng thời, do tình trạng của cháu L. nguy kịch nên được chuyển viện lên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. 

Đây không phải lần đầu xảy ra sự việc bảo mẫu bạo hành trẻ em. Những đứa trẻ đang trong tuổi ăn, tuổi lớn lại phải chịu những trận đòn roi hết sức dã man. Bạo hành không chỉ dừng lại ở nỗi đau về thể xác, nó còn là “bóng ma tâm lý” đeo đẳng trong suốt quá trình trưởng thành của các em. Rõ ràng những trường hợp này cần phải chịu chế tài trước pháp luật, kẻ ác sẽ phải trả giá cho những hành vi mình đã gây ra.

Vụ bé gái 2 tuổi bị bạo hành đến dập phổi, chấn thương sọ não: Hai bảo mẫu có thể chịu mức án nào?
Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa đến từ văn phòng Luật sư X.

Nói về hình phạt mà hai bảo mẫu trên có thể sẽ đối mặt, Nguyễn Trọng Nghĩa đến từ văn phòng Luật sư X nêu quan điểm như sau: “Trường hợp 1, nếu như mục đích mong muốn là tước đi mạng sống của cháu bé thì hai đối tượng trên có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình theo Điều 123 BLHS 2015.

Trường hợp 2, có thể thấy hành vi dùng bạo lực của hai bảo mẫu là có chủ đích và cố ý gây thương tích cho cháu L. Theo đó, hậu quả hiện tại, cháu bé bị chấn thương sọ não và sức khỏe nguy kịch, ranh giới giữa sự sống và cái chết vẫn chưa rõ. Vì vậy, hai bảo mẫu có thể bị truy tố theo Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Cũng chiếu theo điều trên, nếu trường hợp xấu nhất xảy ra với cháu bé, hai đối tượng này có thể sẽ phải đối mặt với mức án 07 năm đến 14 năm tù vì tội làm chết người”.

Hiện, UBND TP.Đà Lạt đã yêu cầu Cơ quan công an khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm vụ bạo hành nghiêm trọng này.

Điều 123 BLHS năm 2015:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
b) Giết người dưới 16 tuổi;

Điều 134 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: 
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;

Diễn đàn Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin. 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.37642 sec| 650.594 kb