Hai gương mặt ưu tú nhất vẫn là ông chủ của Tập đoàn Vingroup và bà chủ hãng hàng không Vietjet Air. Tiếp sau đó là những đại gia có khối tài sản lớn không kém.
Dưới đây là danh sách 5 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán Việt, tính đến ngày chốt phiên 22/1/2020 theo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Canh Tý.
1. Phạm Nhật Vượng
Tuổi: 51
Cổ phiếu: VIC
Giá trị tài sản: 220.244 tỷ đồng
2019 là năm có nhiều sự kiện lớn đối với Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Sau khi chuyển hướng sang tập đoàn công nghiệp - công nghệ, với tầm nhìn vươn ra toàn cầu, Vingroup đã khánh thành nhà máy VinFast, đồng thời tung ra thị trường những chiếc xe thương hiệu Việt đầu tiên.
2. Nguyễn Thị Phương Thảo
Tuổi: 49
Cổ phiếu: VJC, HDB
Giá trị tài sản: 30.766 tỷ đồng
Thị trường hàng không Việt Nam đang dần trở nên chật chội, với sự xuất hiện của Bamboo Airways trong năm 2019 và dự kiến sẽ xuất hiện thêm nhiều hãng bay nữa trong thời gian tới, như Vinpearl Air, Kite Air, Vietravel Airlines. Thế nhưng, Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn khẳng định được sức mạnh trong năm 2019.
Năm qua, giá cổ phiếu của Vietjet Air vẫn tăng trên 20%, đưa tài sản bà Thảo vượt 30 nghìn tỷ đồng.
3. Trần Đình Long
Tuổi: 58
Cổ phiếu: HPG
Giá trị tài sản: 18.095 tỷ đồng
Mặc dù không còn xuất hiện trong danh sách tỷ phú của Forbes, và tài sản giảm nhẹ trong năm qua, nhưng ông Trần Đình Long vẫn tăng hạng trong danh sách người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam khi đứng ở vị trí thứ 4.
4. Phạm Thu Hương (vợ ông Phạm Nhật Vượng)
Tuổi: 50
Cổ phiếu: VIC
Giá trị tài sản: 17.356 tỷ đồng
Giá trị tài sản của bà Phạm Thu Hương thay đổi theo biến động của cổ phiếu Vingroup. Năm qua, tài sản bà Hương tăng khoảng 3.000 tỷ đồng, từ người giàu thứ 7 tăng bốn hạng, lên làm người giàu thứ 3 trên sàn.
5. Hồ Hùng Anh
Tuổi: 49
Cổ phiếu: MSN, TCB
Giá trị tài sản: 14.432 tỷ đồng
Ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang là 2 người bạn từ khi còn đi du học ở Nga và có mối quan hệ mật thiết trong lĩnh vực kinh doanh. Những năm 1990, Hồ Hùng Anh bắt đầu buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Đông Âu. Trong khoảng thời gian này, ông Quang trở về Việt Nam và bắt đầu làm việc cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sau đó chuyển sang kinh doanh tư nhân.