Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội: Ranh giới giữa tốt và vĩ đại

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội: Ranh giới giữa tốt và vĩ đại
Làm một phép so sánh đơn giản, nếu chọn thu lợi 1.000 tỷ đồng từ 25 triệu kit test nhanh Covid-19 và đánh đổi chữ Tín được xây dựng qua hơn 20 năm của tập đoàn sở hữu khối tài sản 420.000 tỷ đồng, bạn sẽ chọn cách nào?

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội: Ranh giới giữa tốt và vĩ đại

Ngày 1/9, Bộ Y tế có văn bản đề nghị Chính phủ có cơ chế đặc biệt nhằm mua lại lô 25 triệu kit test Covid-19 do Vingroup nhập về với giá 61.000 đồng/bộ.

Chuyện sẽ không có gì đáng bàn khi người dân hàng ngày phải mua các kit test nhanh tại các nhà thuốc với giá gấp đôi, gấp ba hay so sánh với mức phí test nhanh Covid-19 tại các cơ sở y tế được cấp phép lên tới hơn 300.000 đồng/lần.

Tuy nhiên, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương hôm 26/9 vừa qua, một doanh nhân tiết lộ, giá bộ test xét nghiệm nhanh Covid-19 mua số lượng lớn tại nước ngoài chỉ khoảng 1-1,5 USD/test (tức từ 22.000 - 35.000 đồng).

Theo đó, vị này đề xuất, cũng giống như vắc-xin, Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất bộ test xét nghiệm nhanh để mua số lượng lớn đến 100 triệu bộ với chi phí gốc, góp phần tiết kiệm cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.

Trong câu chuyện này, theo tôi, có nhiều vấn đề cần làm rõ:

Thứ nhất, giá của bộ test xét nghiệm nhanh.

Một nguyên tắc đơn giản trong kinh tế, đó là giá cả được phản ánh bởi cung - cầu và biến động theo từng thời điểm.

Khi làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 ập đến, nhu cầu sử dụng kit test xét nghiệm tăng rất cao và chưa có sẵn nhiều đơn vị cung cấp các loại kit test nhanh. Nguồn cung thấp, nhu cầu cao, đương nhiên giá sẽ tăng cao.

Còn ở thời điểm hiện tại nhìn lại, khi dịch bệnh đã dần được kiểm soát ở các tỉnh thành, đặc biệt là tại các thành phố lớn, nhu cầu test nhanh đã giảm đáng kể. Song song với đó, thị trường cũng xuất hiện nhiều đơn vị cung cấp, nhiều chủng loại hàng hoá hơn. Cung vượt cầu, ắt giá sẽ giảm.

Thêm nữa, tuỳ vào từng sản phẩm, sự khác biệt về chất lượng, quốc gia sản xuất, đơn vị cung ứng... cũng dẫn đến sự khác biệt về giá.

Thứ hai,Thứ hai, tại sao không đấu thầu tập trung?

Thông điệp về chủ trương của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch liên tục được nhấn mạnh đó là: “vắc-xin tốt nhất là vắc-xin đã được cấp phép lưu hành và đến sớm nhất, kịp thời nhất”. Việc cung cấp đủ vật tư y tế, trang thiết bị để các tỉnh thành xét nghiệm nhanh, truy vết thần tốc, tách được F0 ra khỏi cộng đồng càng sớm càng tốt cũng tương tự như vậy. Trong lúc chúng ta đang rất cần các biện pháp mạnh, nhanh, thần tốc để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh thì việc đấu thầu tập trung, đàm phán, ký kết các hợp đồng nguyên tắc... liệu có hiệu quả?

Nếu Bộ Y tế cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất để mua toàn bộ 100 triệu bộ xét nghiệm nhanh, số tiền chúng ta tiết kiệm chi phí mua có thể là 4-5.000 tỷ đồng. Nhưng nếu công tác đấu thầu tập trung, thu mua số lượng lớn bị chậm một ngày, một tuần hay thậm chí là một tháng, việc truy vết, xét nghiệm bị ảnh hưởng, công tác chống dịch không đảm bảo, tổn thất sẽ là bao nhiêu? Tôi dám chắc con số sẽ không chỉ dừng ở 4-5.000 tỷ đồng mà vị doanh nhân kia tính toán.

Thời gian qua, Nhà nước và Chính phủ đã liên tục đưa ra các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp với quy mô hàng nghìn tỷ đồng. Nhưng chúng ta đều thấy rõ, gói hỗ trợ hiệu quả nhất, thiết thực nhất và đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt, đó là "gói hỗ trợ" về vắc-xin và xét nghiệm nhanh.

Chính nhờ có "gói hỗ trợ" đặc biệt này, Việt Nam đang từng bước kiểm soát được dịch, tiến tới mở cửa, phục hồi nền kinh tế.

Nhờ "gói hỗ trợ" này mà chúng ta có thể kỳ vọng sẽ lấy lại được những gì đã mất trong thời gian sớm nhất.

Thứ ba, Vingroup có lợi gì trong "thương vụ" giao 25 triệu kit test cho Bộ Y tế chống dịch?

Với 25 triệu bộ xét nghiệm, trong trường hợp Vingroup "bán đắt" cho Bộ Y tế, chênh lệch giữa giá đề xuất bán (61.000 đồng/bộ) và giá gốc mua số lượng lớn (22.000 - 35.000 đồng/bộ) là khoảng 600-1.000 tỷ đồng. So sánh với tổng tài sản của Vingroup (con số công bố tới ngày 30/6/2021) là gần 420.000 tỷ đồng, nếu bạn là ông chủ của Vingroup, bạn sẽ làm gì?

Thu lợi vài trăm tỷ đồng để đánh đổi danh tiếng, chữ Tín xây dựng hơn 20 năm của Tập đoàn lớn mạnh nhất Việt Nam? Đó là chưa kể, Vingroup còn là một trong những doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong các hoạt động tài trợ phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Kể từ khi dịch bùng phát tại Việt Nam, trong thời gian ngắn, Vingroup đã tài trợ cho công tác phòng chống dịch Covid -19 với tổng trị giá 7.500 tỷ đồng: Trao tặng Bộ Y tế 4 triệu liều vắc-xin (500 tỷ đồng); tặng 20 triệu kit test Covid-19 cho nhiều địa phương; tài trợ khẩn cấp hàng triệu liều thuốc điều trị Covid-19; hỗ trợ khẩn cấp Bắc Ninh - Bắc Giang trang thiết bị y tế chống dịch; tài trợ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng Covid-19 "made in Vietnam" COVIVAC....

Làm một phép so sánh đơn giản, tôi tin, ắt người Việt nào cũng sẽ có câu trả lời như Tổng Giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang khẳng định với báo chí: "Theo thỏa thuận ban đầu với Bộ Y tế, giá cả mua sao chuyển giao vậy, chúng tôi không lấy lãi 1 đồng nào trong giao dịch này". ...

"Tối đa hóa lợi ích giá trị cổ đông” (long term value maximization) - khái niệm tài chính cơ bản của mọi nhà quản trị công ty cổ phần, là trách nhiệm và đạo đức của một nhà quản trị cần phải thể hiện.

Để quản trị một doanh nghiệp tốt, người lãnh đạo có thể chỉ tập trung vào mục tiêu tạo ra doanh thu, gia tăng lợi nhuận, nâng giá cổ phiếu...

Nhưng để quản trị một doanh nghiệp vĩ đại, ngoài việc tối đa hoá lợi nhuận, song hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp còn là trách nhiệm . Đó không chỉ là việc tạo ra việc làm, đóng thuế cho Nhà nước, trách nhiệm về môi trường... mà nó còn là trách nhiệm về đạo lý, lương tâm.

Thời gian qua, không chỉ Vingroup mà hàng loạt doanh nghiệp khác đã chi hàng nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch, dù họ phải hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để chung sức đồng lòng cùng Nhà nước, Chính phủ đẩy lùi dịch bệnh.

Cuốn "Good to Great" (Từ tốt đến vĩ đại) của Jim Collins - cuốn sách từng được tạp chí danh tiếng Forbes bình chọn là một trong số 20 tác phẩm có ảnh hưởng nhất thế giới về quản trị trong vòng 20 năm qua - có nhắc đến nguyên lý hoạt động của chiếc bánh đà.

Giống như việc đẩy một chiếc bánh đà to lớn và nặng nề, để làm cho mọi thứ chuyển động cần rất nhiều công sức, nhưng nếu cứ tiếp tục đẩy theo một hướng nhất quán theo thời gian, chiếc bánh đà sẽ tích luỹ sức đà, và cuối cùng đạt điểm nhảy vọt.

Đối với một doanh nghiệp cũng vậy, mọi hành động, cống hiến đều âm thầm, và có thể phải đối mặt với những "hòn đá" ngáng chân, nhưng nếu chiếc bánh đà đã tích luỹ đủ sức đà và tuân theo kỷ luật tiến lên phía trước, sẽ có ngày nó sẽ đạt đến điểm nhảy vọt.

Tốt hay vĩ đại, hoàn toàn là do cách chọn.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.24144 sec| 658.344 kb