Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ được xác định là nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đây cũng là nhiệm vụ nhất quán, xuyên suốt và thống nhất của Học viện trong suốt hành trình 75 năm từ khi thành lập đến nay.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước ta phải đương đầu với vô vàn khó khăn mới. Thù trong, giặc ngoài cấu kết với nhau ra sức chống phá, hòng lật đổ chính quyền còn non trẻ. Với tinh thần vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Đảng ta khẳng định, huấn luyện cán bộ vừa là một nhiệm vụ cấp bách, càng cấp bách trong điều kiện có nhiều công việc nặng nề, phức tạp. Bởi vì công tác huấn luyện góp phần quan trọng vào việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, khắc phục một mâu thuẫn lớn là số lượng và chất lượng cán bộ không theo kịp với đà phát triển của cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” cũng thêm một lần khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”(1). Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ năm (8/1948) của Đảng nhận định: “Trường huấn luyện cán bộ của Đảng chưa được mở đủ và đều, chương trình huấn luyện các cấp chưa được thống nhất. Đó là những thiếu sót, sai lầm lớn”(2). Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu (1/1949) nêu rõ: “Các trường Đảng mở luôn liên tiếp, phân công rành mạch giữa trường của Trung ương, khu và tỉnh”(3). Từ đây, Trường Đảng Trung ương mang tên Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) chính thức ra đời. Đây là cột mốc đặc biệt quan trọng của lịch sử Học viện, cũng là mốc lớn đánh dấu bước phát triển trong công tác huấn luyện, đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Đảng.

Nhắc lại những chỉ dẫn tiêu biểu trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, để thấy rõ hơn vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt và trách nhiệm rất nặng nề của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đối với nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho Đảng và hệ thống chính trị của đất nước. Quyết định số 145-QĐ/TW ngày 8/8/2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - ; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý phục vụ giảng dạy, học tập, góp phần cung cấp luận cứ khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước”. Như vậy, đào tạo bồi dưỡng cán bộ được xác định là nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đây cũng là nhiệm vụ nhất quán, xuyên suốt và thống nhất của Học viện trong suốt hành trình 75 năm từ khi thành lập đến nay. Tất nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý không phải là công việc và trách nhiệm của riêng Học viện. Nhưng Học viện là một trong những cơ quan đầu mối quan trọng nhất được Đảng giao trách nhiệm và đầu tư về mọi mặt để đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng bài bản về nhận thức chính trị, kỹ năng, phương pháp công tác cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và hệ thống chính trị.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ nhất) tại Trung tâm Học viện. Ảnh: Hcma.vn.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Lễ Khai giảng: Xuất phát từ vai trò, vị trí, tầm quan trọng và thực tế công tác của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, có thể thấy, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho đất nước thì trước hết Học viện phải có một đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ giảng viên vì họ là những người trực tiếp quyết định việc thực hiện công tác chuyên môn cũng như chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Học viện. Giảng viên của Học viện không chỉ giỏi về lý luận mà còn phải từng trải qua thực tế công tác ở các cơ sở, có sống phong phú, có khả năng và bản lĩnh để , giải đáp những vấn đề học viên đặt ra… bởi học viên được cử đi học tại Học viện đều là cán bộ lãnh đạo, quản lý hoặc đã trải nghiệm thực tiễn công tác ở các địa phương. Việc học tập của họ ở Học viện không chỉ là tiếp nhận tri thức, lý luận đơn thuần mà lý luận cần gắn liền với thực tế, trên cơ sở hiểu biết lý luận để phân tích, đánh giá về thực tiễn công tác của mình. Do vậy, yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên của Học viện là rất cao và khác biệt, nên việc đào tạo đội ngũ này cũng rất công phu. Giảng viên của Học viện mặc dù đã được lựa chọn kỹ càng với hàng loạt những tiêu chuẩn khắt khe, nhưng từ khi được vào công tác tại Học viện cho đến khi đủ các điều kiện để bước lên bục giảng phải mất hàng chục năm. Không chỉ phải học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, phương pháp giảng dạy mà còn là quá trình nỗ lực tự rèn luyện nhân cách đạo đức, đi nghiên cứu thực tế ở địa phương…

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là một công việc rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp bởi nó liên quan đến hàng loạt các yếu tố, từ đội ngũ cán bộ, quản lý, cán bộ giảng dạy, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, môi trường giáo dục đến nội dung, chương trình, phương pháp tổ chức quản lý thực hiện quá trình đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, công tác thông tin, tư liệu khoa học, công tác tuyển sinh, phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập… Trong những năm qua, Học viện cũng đã có rất nhiều thành công trong đổi mới về nội dung, giáo trình, chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá… 

Ngày 24/7/2017, theo Quyết định số 3942/QĐ của Giám đốc Học viện, Học viện đã ban hành Khung chương trình Cao cấp Lý luận chính trị mới, gồm 19 môn học và 6 chuyên đề ngoại khóa. Theo thống kê tại Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025, chỉ tính riêng 2015, số học viên hệ Cao cấp Lý luận chính trị của Học viện là 2.443 học viên (hệ tập trung), 12.438 học viên (không tập trung) và 1.058 học viện (hoàn chỉnh); năm 2017: 3.222 học viên (hệ tập trung), 8.190 học viện (không tập trung) và 1.148 học viên (hoàn chinh) thì đến năm 2019 với 2.739 học viên (tập trung), 8.418 học viên (không tập trung) và 2.073 học viên (hoàn chinh); về đào tạo đại học, sau đại học: tính đến tháng 12/2019, số học viên, sinh viên hiện đang theo học tại hệ thống Học viện gồm đại học là 19.396 học viên, sinh viên; 6.412 học viên cao học và 1.102 nghiên cứu sinh, trong đó tại Trung tâm học viện là 1.006 học viên, sinh viên (đại học), 2.153 học viên (cao học) và 464 nghiên cứu sinh. Bồi dưỡng chức danh là 26.675 học viên(4). Những thành công đó không chỉ thể hiện ở số lượng các lớp học, số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng với những hình thức khác nhau mà nó còn được khẳng định bằng những thành tựu có tính lịch sử của công cuộc đổi mới. Bởi theo logic công việc thành công là do có cán bộ tốt, và để tạo nên đội ngũ cán bộ tốt, có phần đóng góp quan trọng của Học viện.

Chương trình đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với những nội dung, kiến thức đặc thù là hành trang không thể thiếu của mỗi cán bộ, công chức đảm nhận những vị trí lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của Đảng và hệ thống chính trị bởi công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện luôn hướng tới mục tiêu: củng cố bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng; hình thành tầm nhìn và tư duy chiến lược; trang bị kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý; cung cấp kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực xử lý các tình huống trong thực tiễn công tác… cho cán bộ. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế hiện nay mà trước hết là trong giải quyết các nhiệm vụ chính trị tại đơn vị công tác. 

của một khảo sát được tiến hành bởi một nhóm nghiên cứu của Học viện về hiệu quả sau đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho thấy, mức độ tham gia các hoạt động tại đơn vị của cán bộ, công chức nhìn chung có sự thay đổi rõ nét nếu so sánh thời điểm trước và sau khi học Cao cấp lý luận chính trị. Sự thay đổi diễn ra chủ yếu ở mức độ đánh giá “thường xuyên” và “luôn luôn” (2 mức độ cao nhất trong thang đánh giá). Sự thay đổi này có chiều hướng tăng lên rõ rệt ở tất cả các hoạt động. Điều này giải thích cho việc sau khi học xong chương trình Cao cấp Lý luận chính trị, cán bộ, công chức đã tham gia vào các hoạt động của đơn vị nhiều hơn hẳn so với lúc trước(5). Kết quả khảo sát cũng khẳng định, tuyệt đại đa số cán bộ công chứng sau khi học Cao cấp lý luận chính trị tại các cơ sở đào tạo của Học viện đều trưởng thành hơn trên nhiều phương diện, vận dụng hiệu quả các kiến thức thu được vào thực tiễn công tác và cuộc sống, hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ chính trị được giao.

Trong bối cảnh mới hiện nay, tình hình thực tiễn luôn có những biến đổi mau lẹ với những thuận lợi và thách thức đan xen đòi hỏi Học viện phải không ngừng đổi mới, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của tình hình mới. Tuy nhiên, từ truyền thống tốt đẹp suốt 75 năm qua và những thành tựu to lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện những năm gần đây, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh  sẽ có bước phát triển mới, hoàn thành tốt trách nhiệm đào tạo đội ngũ cán bộ cho Đảng và hệ thống chính trị của đất nước trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.309.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.236.

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 tr.21.

(4) Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025 và các văn bản chỉ đạo, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2020, tr38-39.

(5) Hoàng Anh: “Hiệu quả sau đào tạo Cao cấp Lý luận chính trị ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 12, 2019.
 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.35401 sec| 683.531 kb