Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

630 tỷ ông Đinh La Thăng phải bồi thường sẽ thu hồi thế nào?

630 tỷ ông Đinh La Thăng phải bồi thường sẽ thu hồi thế nào?
Nói về khả năng thu hồi 630 tỷ, theo nhiều luật sư đánh giá là "cực kỳ khó", thậm chí "không tưởng".

Ông Đinh La Thăng (cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí) nhận hai bản án sơ thẩm cách nhau chỉ hai tháng. Tại bản án thứ hai (chiều 29/3), ông Thăng bị TAND Hà Nội phạt 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điều 165 Bộ luật Hình sự 1999). Ngoài ra, ông còn bị tuyên buộc bồi thường thiệt hại 600 tỷ đồng cho PVN.

Trước đó, ở phiên tòa diễn ra tháng 1, ông Thăng cùng ông Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT PVC) và 20 người bị TAND Hà Nội xét xử về hai tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản (điều 278 Bộ luật Hình sự 1999).

Tại vụ án này, ông Thăng bị phạt 13 năm tù, buộc bồi thường 30 tỷ đồng.

630 tỷ ông Đinh La Thăng phải bồi thường sẽ thu hồi thế nào?

Sau hai phiên tòa, tổng số tiền ông Thăng phải bồi thường là 630 tỷ đồng.

Trong cả 2 vụ án nêu trên trong hồ sơ của các cơ quan tố tụng không đặt ra vấn đề kê biên tài sản của ông Thăng. Một điều tra viên của Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết do không xác định được ông Thăng có động cơ vụ lợi, tham nhũng trong các hành vi cố ý làm trái nên đã không thực hiện việc kê biên.

Theo Phạm Văn Phất (Đoàn LS TP.Hà Nội), quy định hiện hành thì các cơ quan tố tụng chỉ kê biên khi xác định các hành vi phạm tội có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản. Đối với nhóm tội cố ý làm trái, có thể kê biên hoặc không và đây là quyền của cơ quan tố tụng. “Vì đây không phải là nghĩa vụ nên cơ quan tố tụng có thể làm hoặc không làm”, LS Phất nói.

Liên quan đến trách nhiệm dân sự, luật sư Trần Thu Nam (Hà Nội) cho hay pháp luật hiện hành không quy định mức tối thiểu nghĩa vụ dân sự phải thực hiện để được giảm án. Việc xem xét giảm án phụ thuộc vào cơ quan thi hành án có thẩm quyền hoặc tòa án.

Tuy nhiên, trong vụ án liên quan đến ông Đinh La Thăng, đây mới là các bản án sơ thẩm, nếu ông đồng ý với bản án, không có kháng cáo thì sau khi chấp hành xong nghĩa vụ bồi thường dân sự với số tiền 630 tỷ đồng thì sẽ được xem xét tha tù trước thời hạn theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 66 Bộ luật hình sự 2015.

Cũng theo vị luật sư, theo quy định của pháp luật hiện hành, để được xem xét giảm việc chấp hành án lần đầu, ông Đinh La Thăng phải chấp hành 1/3 thời hạn phạt tù (10 năm), có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự.

Nói về khả năng thu hồi 630 tỷ, theo nhiều luật sư, trong trường hợp, cả hai bản án đều tuyên giữ nguyên hình phạt và mức bồi thường của bản án sơ thẩm thì việc tuyên ông Thăng phải bồi thường 630 tỷ đồng thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, tính khả thi của việc thu hồi số tiền này, nhiều luật sư đánh giá sẽ "cực kỳ khó", thậm chí "không tưởng".

Theo phân tích của luật sư, việc không kê biên tài sản của ông Thăng trong quá trình điều tra có thể sẽ gây khó khăn trong thi hành án. Nếu người bị kết tội không tự nguyện bồi thường thì trách nhiệm xác minh, kê biên tài sản sau này thuộc về cơ quan thi hành án.

Trong khi đó, một cán bộ thi hành án với nhiều năm cho hay, khi thi hành phần dân sự các đại án hình sự, việc thu hồi tiền bồi thường gặp "vô vàn khó khăn". Với tài sản không kê biên trước đó, công việc lại càng khó. 

Hạ An (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.14182 sec| 633.5 kb