Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể bị giảm 10 điểm IQ, tương đương suy giảm nhận thức 20 năm?

Bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể bị giảm 10 điểm IQ, tương đương suy giảm nhận thức 20 năm?
Một nghiên cứu tại Anh cho thấy các trường hợp mắc COVID-19 nghiêm trọng có thể bị suy giảm nhận thức tương đương với già đi 20 tuổi và mất 10 điểm IQ.

Khi đại dịch COVID-19 hoành hành trên thế giới, bệnh nhân không chỉ gặp các vấn đề sức khỏe tức thời mà còn mắc các triệu chứng dai dẳng được gọi là COVID-19 kéo dài.

Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Cambridge và Đại học Hoàng gia London, các trường hợp bị dính COVID-19 nghiêm trọng có thể bị suy giảm nhận thức tương đương với già đi 20 tuổi và mất 10 điểm IQ. Đây là một trong những nghiên cứu toàn diện đầu tiên về ảnh hưởng lâu dài của COVID-19, và mức độ nghiêm trọng kéo dài.

Bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể bị giảm 10 điểm IQ, tương đương suy giảm nhận thức 20 năm?
Ảnh minh họa.

IQ (viết tắt của Intelligence Quotient) hay được hiểu là chỉ số thông minh của não bộ con người. Chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tư duy, phản xạ, nhanh nhạy và ngược lại.

Để đưa ra kết luận, nhóm nghiên cứu đã tổ chức thực hiện các bài kiểm tra khả năng nhận thức với 46 bệnh nhân trong trung bình 6 tháng sau khi họ nhập bệnh viện Addenbrooke tại Cambridge từ tháng 3 đến tháng 7/2020 trên 16 người trong số này phải thở máy.

Các bài kiểm tra này được xây dựng trên nền tảng Cognitron, đo lường các khía cạnh khác nhau của các khoa tâm thần như trí nhớ, sự chú ý và suy luận. Sau đó, các nhà nghiên cứu dùng kết quả này so với nhóm đối chứng.

, những người mắc COVID-19 nghiêm trọng có khả năng ghi nhớ kém chính xác hơn và có thời gian phản ứng chậm hơn so với nhóm đối chứng, và kết quả này vẫn có thể phát hiện được sau 6 tháng mắc bệnh. Tác động mạnh nhất đối với những người phải thở máy, nhưng nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng ngay cả những bệnh nhân COVID-19 không cần nhập viện cũng có thể có các dấu hiệu suy giảm chức năng nhẹ.

Mặc dù sự suy giảm nhận thức ở mỗi người là khác nhau nhưng trung bình, mức độ thay đổi tương đương với sự suy giảm nhận thức khi con người ở độ 50 - 70 tuổi.

Nhóm nghiên cứu không thấy sự khác biệt nhiều trong mức độ suy giảm nhận thức giữa những người thực hiện bài kiểm tra vào thời điểm 6 tháng sau khi nhập viện với những người nhập viện 10 tháng trước.

Giáo sư David Menon từ Đại học Cambridge, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Suy giảm nhận thức phổ biến đối với một loạt các rối loạn thần kinh, bao gồm mất trí nhớ và thậm chí là lão hóa thường xuyên, nhưng các mô hình mà chúng tôi thấy, suy giảm nhận thức do COVID 19 khác biệt với tất cả. Chúng tôi đã theo dõi một số bệnh nhân 10 tháng sau khi họ bị nhiễm bệnh và thấy sự cải thiện rất chậm. Nếu bạn có thể tiêm đầy đủ vaccine, bạn sẽ ít bị bệnh hơn. Vì vậy, tất cả những vấn đề này sẽ xảy ra ít hơn", vị giáo sư cho biết thêm.

Bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể bị giảm 10 điểm IQ, tương đương suy giảm nhận thức 20 năm?
Ảnh minh họa.

Ông Menon cho rằng, việc hiểu được cơ chế suy giảm nhận thức sẽ giúp phát triển các phương thức ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, thậm chí giúp điều trị vấn đề này ở bệnh nhân COVID-19 và bệnh nhân mắc các bệnh trạng khác.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy COVID-19 gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần và nhận thức kéo dài, và những bệnh nhân đã bình phục vẫn gặp các triệu chứng nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh. Trước đó, một nghiên cứu trên 740 người không có tiền sử về các vấn đề trí nhớ do trường Y Icahn ở Mount Sinai thực hiện vào tháng 10/2021 cho thấy, một số bệnh nhân được điều trị COVID-19 vẫn có tỉ lệ" sương mù não" cao.

Khắc phục suy giảm nhận thức hậu COVID-19

WHO cho biết, hiện nay chưa có liệu pháp điều trị bằng thuốc cụ thể với những người mắc hậu COVID-19. Tuy nhiên, việc chăm sóc toàn diện bao gồm cả phục hồi chức năng có thể có đối với người mắc các hội chứng này.

Nếu bị những triệu chứng "sương mù não" như nhớ nhớ quên quên, giảm tập trung chú ý, rối loạn nhận thức… nên đi khám sức khỏe để nhận được từ bác sĩ điều trị.

Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện tình trạng "sương mù não" như:

- Chế độ ăn lành mạnh: Một chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả, chất béo có lợi sẽ giúp phục hồi cơ thể, cải thiện trí nhớ, đẩy nhanh quá trình phục hồi của não.

- Duy trì hoạt động thể chất: Việc duy trì các hoạt động thể chất đều đặn rất tốt cho việc phục hồi chức năng não bộ, tăng cường lượng oxy lên não, giúp não xử lý thông tin tốt hơn. Ngoài ra, nó còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể của người bệnh. Bạn hãy duy trì hoạt động này tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

- Rèn luyện trí não: Người bệnh có thể tham gia các trò chơi rèn luyện trí não, chẳng hạn như giải câu đố, đọc sách, học ngoại ngữ.

- Nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước: Nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất của não phục hồi tốt hơn, do đó rất hữu ích cho người bị "sương mù não" hậu COVID-19.

- Tham gia các hoạt động : Tương tác với xã hội là một hoạt động giúp giải tỏa căng thẳng, đem lại năng lượng tích cực giúp não phục hồi nhanh hơn.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm có chiết xuất Ginkgo Biloba. Ginkgo Biloba là loại cây lâu đời được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa và lưu truyền đến ngày nay.

Theo Đời sống và Pháp luật

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/benh-nhan-mac-covid-19-nang-co-the-bi-giam-10-diem-iq-tuong-duong-suy-giam-nhan-thuc-20-nam-a536345.htm

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.42789 sec| 658.672 kb