Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Dự án sân bay Long Thành khó chọn ai khác ngoài ACV

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Dự án sân bay Long Thành khó chọn ai khác ngoài ACV
Tại phiên họp tổ thảo luận về dự án sân bay Long Thành, Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho hay, ngoài ACV (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) thì khó có đơn vị nào đủ điều kiện trúng thầu dự án này. Do đó, Bộ đề xuất cho chỉ định thầu ACV để tiết kiệm thời gian, kịp tiến độ khởi công dự án vào đầu năm 2021.

Chiều 24/10, tiếp tục phiên làm việc của Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã thay mặt Chính phủ trước Quốc hội về nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành.

Giải “bài toán” về thời gian

Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến 111.689 tỷ đồng, tương đương: 4,779 tỷ USD. Đây là con số ít hơn tổng mức đầu tư Dự án thấp hơn tổng mức đầu tư đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 94 là 4,782 tỷ USD (không bao gồm chi phí GPMB). Dự án này có tổng mức đầu tư lớn, quy mô phức tạp.

Do đó, sau khi Tư vấn thẩm tra có báo cáo kết quả thẩm tra cuối cùng, Hội đồng thẩm định nhà nước sẽ xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư Dự án.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Dự án sân bay Long Thành khó chọn ai khác ngoài ACV
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể.

Sau đó, tại phiên họp tổ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã có ý kiến chi tiết về dự án. Về đất quốc phòng, diện tích không thay đổi, vẫn 1.050 ha, như Nghị quyết. Tuy nhiên, qua triển khai, Chính phủ chỉ đạo, đã thống nhất có 570 ha đất chuyên dụng quốc phòng, quốc gia. Chỉ bộ Quốc phòng sử dụng theo mục đích an ninh, còn 480 ha dùng chung. Chính phủ thấy rằng hợp lý vì nếu làm đường băng cho chỉ phục vụ huấn luyện thì lãng phí, vì không phải lúc nào cũng dùng.

Rút sân bay Tân Sơn Nhất và một số sân bay, chúng tôi thấy đất dùng chung như vậy là hợp lý, nên Chính phủ quyết định, Quốc hội bố trí 480 ha này để lưỡng dụng, giảm nguồn lực đầu tư, hiệu quả khai thác dân sự và quân sự tốt hơn. Bộ Quốc phòng đã thống nhất cao, có văn bản.

Về hạng mục đường số 1 và 2 dẫn vào sân bay Long Thành, theo Bộ trưởng GTVT, nếu đầu tư 2 tuyến này bằng đầu tư công thì phải bố trí trong giai đoạn 2021 - 2025, vì nhiệm kỳ này đã phân bổ ngân sách xong. Nếu giai đoạn tới mới bố trí, thì nhanh cũng phải đến năm 2021 mới lập được dự án, khi được phê duyệt phải mất 1 năm đưa vào kế hoạch sử dụng đất.

Theo Tư lệnh ngành Giao thông Vận tải, “bài toán” lớn nhất chính là làm sao để có thể thực hiện dự án đúng thời gian: “Theo quy trình, sẽ phải trình Hội đồng nhân dân để thu hồi, khi đó giải phóng mặt bằng phải hết năm 2020, thì năm 2021 mới có thể triển khai rà phá bom mìn, chuẩn bị vốn, hồ sơ… nên sẽ rất chậm”.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, nhà đầu tư ACV, cùng Uỷ ban Quản lý vốn, bộ GTVT, nhận thấy nếu đưa 2 đường này vào giai đoạn 1, thì khi Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ phê duyệt giai đoạn 1 đưa 2 con đường này vào. Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 4.800 tỷ để giải phóng mặt bằng và thi công con đường này. Nếu Chính phủ bỏ ra tiền đầu tư, thì mất thời gian, tốn kém mới có con đường.

“Nên thống nhất bổ sung sử dụng vốn doanh nghiệp, để tạo điều kiện cho Đồng Nai khởi công nhanh, tạo điều kiện để quý I/2021 khởi công sân bay Long Thành”, ông Thể đề xuất.

Không lựa chọn nhà thầu nước ngoài

Về một số nhiệm vụ chuyên ngành, Chính phủ mới giao Tổng công ty Hàng không làm công tác chuẩn bị. Khi Quốc hội thông qua, mới chọn đơn vị triển khai.

Bộ trưởng Thể khẳng định, không đầu tư công thì phải phát hành hồ sơ mời thầu để chọn nhà đầu tư, chắc chắn sẽ đấu thầu trong nước, do sân bay gắn với an ninh quốc gia.

Vì đây là lĩnh vực đầu tư đặc thù, nên theo Bộ trưởng thì chỉ có duy nhất một cái tên đủ khả năng thực hiện: “ACV hiện là nhà quản lý duy nhất 21 sân bay trong nước. Ngoài ACV ra , không doanh nghiệp nào đủ điều kiện quản lý sân bay để tổ chức đấu thầu”.

Theo luật hiện nay, quy trình mời thầu sẽ là phát hành hồ sơ, cho thời gian doanh nghiệp nghiên cứu, tham gia, công bố, nhưng từ 3 doanh nghiệp trở lên mới mở thầu, dưới 3 doanh nghiệp thì xin Chính phủ cơ chế mở thầu đặc biệt.

Nếu mở thầu công khai, lần 1 không đủ 3 doanh nghiệp có thể xin đấu thầu lần 2, nhưng cuối cùng chúng ta cũng chỉ chọn được ACV vì các doanh nghiệp khác không có kinh nghiệm, khó tham gia đấu thầu.

“Nếu tổ chức đấu thầu thì mất thêm 1,5 năm nữa mà đáp án cuối cùng cũng chỉ có 1, rồi nhà đầu tư mới bắt đầu chuẩn bị làm hồ sơ, thiết kế. Như vậy có thể khởi công vào năm 2022-2023 chứ không thể khởi công vào năm 2021 như kế hoạch. Chính phủ báo cáo Quốc hội, nếu chỉ định thầu ngay thì kịp, nếu tổ chức đấu thầu, cũng khó chọn ai khác ngoài ACV”, ông Thể tiếp tục nhấn mạnh lý do khó có thể chọn đơn vị nào khác ngoài ACV.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Dự án sân bay Long Thành khó chọn ai khác ngoài ACV
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định chỉ có ACV đủ khả năng trúng thầu dự án sân bay Long Thành. 

Về công ty Quản lý bay, hiện chỉ duy nhất Tổng công ty Quản lý bay là đơn vị duy nhất quản lý toàn vùng trời Việt Nam, nên tổ chức đấu thầu cũng chỉ có công ty này. Do đó, Tư lệnh ngành Giao thông đã mạnh dạn báo cáo xin chủ trương Quốc hội, để sau này Thủ tướng, hay Quốc hội thực hiện, thì cuối cùng cũng là 2 đơn vị này.

Ông Nguyễn Văn Thể cũng đưa ra các con số để cho rằng ACV thực hiện được dự án này.

“Tài khoản ACV có 25.000 tỷ tiền mặt ở các ngân hàng, hàng năm đều sinh lãi. ACV hiện kinh doanh, theo báo cáo năm 2018, lợi nhuận sau thuế gần 7.000 tỷ, cộng với khấu hao nhà ga, các sân bay là gần 3.000 tỷ. Tổng thu dự kiến trong vòng 5 năm tới là 50.000 tỷ, cộng 25.000 tỷ sẵn có là khoảng 75.000 tỷ.

ACV đã chứng minh, đã có kế hoạch chi tiết đầu tư 41.000 tỷ để nâng cấp nhà ga sân bay, đảm bảo yêu cầu phát triển. Đây là vốn tự có của ACV, đã báo cáo Chính phủ nhiều lần. Còn lại hơn 2 tỷ USD thực hiện đầu tư dự án, ACV đã báo cáo một số phương án, đã có một quỹ đầu tư các nước sẵn sàng cho vay lãi suất thấp, không cần bảo lãnh của Chính phủ. Với nền tảng hiện nay, một số tổ chức tín dụng sẵn sàng cho ACV vay lãi suất thấp, không cần bảo lãnh của Chính phủ vì các cảng Hàng không quốc tế lớn là không bao giờ lỗ. Chúng tôi đã làm việc với Uỷ ban Quản lý vốn, Chính phủ… Và Chính phủ đã đồng ý ACV huy động vốn để làm sân bay này”.

Về quá trình thiết kế, ông Thể cho biết, các công nghệ hiện đại nhất hiện nay sẽ được ứng dụng, để sân bay Long Thành không bị lạc hậu".

Về ý kiến băn khoăn của một số đại biểu liên quan đến tiến độ giải phóng mặt bằng, ông Thể cho biết, giai đoạn 1 cần 1.810 ha, trong đó đã có 1.200 ha là đất trồng cao su, không có dân cư. Khi có phương án giải phóng mặt bằng thì trả tiền cho công ty cao su là có ngay đất sạch.

Còn lại, Đồng Nai đã kiểm đếm 7-8 tháng nay, từ đây đến cuối năm sẽ giải ngân khoảng 2.000 tỷ, còn lại tập trung vào năm 2020. Cam kết của UBND Đồng Nai là giao đất cho nhà đầu tư vào tháng 10/2020, trong khi kế hoạch là khởi công năm 2021, vẫn còn dư khoảng 6 tháng.

“Nếu quý 1/2020, Chính phủ chỉ định nhà đầu tư là ACV thì ACV sẽ tiến hành lập báo cáo thiết kế, hoàn thiện các thủ tục mất khoảng 1 năm. Đến đầu năm 2021 có thể đủ điều kiện khởi công và năm 2025 sẽ hoàn thành giai đoạn 1 như kế hoạch”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.42673 sec| 658.18 kb