Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng vợ vì hai con

Nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng vợ vì hai con
Giờ tôi đắn đo giữa hai con nhỏ và vợ. Tôi thương con không cha nên chẳng dám ly dị.

Tôi gần 40 tuổi, có hai bé, đứa lớn gần 6 tuổi, đứa nhỏ gần hai tuổi. Vợ tôi trước đi làm cho công ty nhưng lương không đủ tiêu nên giờ kinh doanh riêng. Tôi đi làm cho công ty nước ngoài, lương không cao nhưng đủ lo cho gia đình, còn có căn nhà cho thuê.

Nói về chuyện tiền bạc, tôi biết tính vợ nên ngay từ lúc chưa cưới đã xác định tiền của ai người ấy giữ. Vợ có thiếu hụt hay cần gì tôi đều cho thêm và mua sắm đầy đủ, từ , laptop, xe cộ... cái gì đắt tiền cũng đều là tôi mua cho, cô ấy đi làm có đủ tiền xài đâu. Tiền chợ thì lúc mới cưới ở nhà ba mẹ tôi, tôi góp cho cụ vì mẹ là đứng bếp chính. Vợ làm gì cũng bị chê vì nhà tôi hơi khó tính, không xuề xòa như bên vợ. Sắp thất nghiệp, cô ấy về to nhỏ với ba mẹ mượn cái phòng khách mở quán cà phê, tôi biết lý do chính là để được về nhà mình ở thôi. Vợ bản tính ngang bướng, được ba mẹ hậu thuẫn thì có trời cản.

Mọi chuyện y như tôi nghĩ, mở quán chỉ là cái cớ. Sau vài tháng buôn bán cho có lệ, vợ thanh lý tất tần tật, giá như ve chai, trong đó một nửa là tiền tôi đầu tư nhưng tôi chẳng đòi lại. Tôi cứ phải đi đi về về giữa hai bên vì không thích ở nhà vợ, còn cô ấy bù lu bù loa rằng tôi không yêu vợ, bỏ bê này nọ. Rồi vợ tôi có con, khi bé được hai tuổi, tôi tích góp và ba mẹ cho một nửa nên mua được căn nhà như lúc đầu có kể (nhà cho thuê). Tôi dự tính đưa cả nhà về ở chung nhưng chỉ được vài tuần vì tính vợ không quen làm việc nhà, cộng thêm thời điểm đó tiền bạc đều dành hết cho việc mua nhà nên tôi có cáu gắt. Do tự ti và tự ái nên vợ lại bỏ về nhà ba mẹ ruột, lý do là con đang học mẫu giáo bên đó quen rồi, chuyển đi không học được. Tôi lại phải cho thuê căn nhà đó và đi đi về về hai bên. Một năm sau chúng tôi có em bé thứ hai, tôi biết là sai lầm vì hoàn cảnh hiện tại chúng tôi không nên có con nữa, nhưng con cái là lộc trời cho, vì thế vẫn giữ. Bé gái sau lại rất dễ thương, ai cũng mến.

Vợ lúc này làm kinh doanh riêng, mượn của tôi một ít tiền, mượn ba mẹ đẻ một ít, bên nhà vợ nghĩ chỉ có của họ nên chẳng xem tôi ra gì. Nói thêm về bên vợ, bên đó tư tưởng cổ hủ nên trọng nam khinh nữ, lén sang tên riêng phần lớn nhà cửa cho con trai thứ, vợ tôi là chị lớn chỉ cho ở chung và cơm nước chứ không cho tài sản gì. Nhiều khi thấy vợ tủi thân tôi cũng chạnh lòng, muốn bù đắp, có điều cô ấy hiếu chiến và ngang bướng như hồi đôi mươi.

Công việc kinh doanh không tốt, vợ bị lừa và tiêu hoang số tiền lớn, còn lén cắm cả sổ đỏ nhà. Khi phát hiện mất sổ, tôi tra hỏi hồi lâu vợ mới chịu nhận, còn bù lu bù loa nói do bị ép, không ai giúp nên phải tự lo, rồi sẽ trả lại chứ có gì ghê đâu. Vợ còn chửi ngược lại tôi, rằng tôi keo kiệt, không cho cô ấy cái này cái kia. Sau khi cãi vã, vợ đòi đem con về nhà ngoại nhưng tôi giằng lại được bé gái, tôi phải đi làm nên gửi cháu cho bà nội trông. Vợ nhớ con, đòi tôi trả lại. Tôi chỉ cho gặp con chứ không trả vì nếu để cô ấy mang đi xem như tôi mất tất cả, nhà cửa, con cái. Sau vài ngày cô ấy nói về xin bố mẹ đẻ tiền chuộc sổ rồi hứa hẹn sẽ thay đổi, chúng tôi lại sống chung được nửa năm.

Giờ vợ bỏ hết các mảng cũ, mở hướng kinh doanh dịch vụ khác, cần mặt bằng, thế là lại quay về mượn mặt bằng nhà ba mẹ đẻ và mang cả hai con về. Còn nhà của tôi lúc mua không để ý, khu vực hẻm đó khá phức tạp nên tôi rao bán. Vợ khẳng định sẽ ra ký giấy, chẳng muốn dính gì vào. Tôi đã nhận cọc của khách mua, vợ nghe tin đòi chia cho vài trăm triệu, nói là tiền chu cấp cho con nhưng tôi biết kinh doanh lại lỗ cần tiền trả hụi đen hụi đỏ. Vợ luôn miệng chửi tôi là con người keo kiệt, chỉ biết giữ tiền cho bản thân, không thương cô ấy, như người đàn ông khác sẽ bỏ đi với hai bàn tay trắng, để của cải cho vợ con hết. Tôi nghe mắc cười, chỉ lắc đầu, bảo sẽ nói chuyện với ba mẹ vợ nên cô ấy mới chịu thôi. Mong được các bạn .

Theo vnexpress.net

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.46688 sec| 633.703 kb